hieuluat

Quyết định 2353/QĐ-BTTTT về việc ban hành Quy chế xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật và tham gia góp ý kiến vào các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ Thông tin và Tru

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Thông tin và Truyền thôngSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2353/QĐ-BTTTTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trương Minh Tuấn
    Ngày ban hành:30/12/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:30/12/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tư pháp-Hộ tịch, Thông tin-Truyền thông
  • BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG

    -------
    Số: 2353/QĐ-BTTTT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
     
     
    -----------------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
     
    Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
    Căn cứ Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 3 năm 2012;
    Căn cứ Pháp lệnh pháp điển quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 4 năm 2012;
    Căn cứ Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
    Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật và tham gia góp ý kiến vào các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ Thông tin và Truyền thông.”
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
    Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Bộ trưởng và các Thứ trưng;
    - Lưu: VT, PC, PTTH(55).
    BỘ TRƯỞNG




    Trương Minh Tuấn
     
     
     
     
    Quy chế này quy định về xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật và tham gia góp ý kiến vào các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị, các cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Văn bản quy phạm pháp luật tại Quy chế này bao gồm:
    1. Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội mà Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo;
    2. Nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo;
    3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước mà Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo;
    4. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
    5. Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để quy định về việc phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.
    6. Các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi lấy ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật, các biểu mẫu nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại Chương V và các Phụ lục I, II, III, IV, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật BHVBQPPL 2015 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP) và các mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
    1. Ngày có hiệu lực của (toàn bộ hoặc một phần) văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật đó theo nguyên tắc không sớm hơn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
    Đơn vị chủ trì soạn thảo phải dự kiến cụ thể ngày có hiệu lực của văn bản trong dự thảo văn bản trên cơ sở bảo đảm đủ thời gian để các cơ quan, tchức, cá nhân có điều kiện tiếp cận văn bản, các đối tượng thi hành có điều kiện chuẩn bị thi hành văn bản.
    2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành. Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của Bộ; phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là sau 03 (ba) ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
    1. Đi với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội:
    Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị và trình Bộ trưởng văn bản để cung cấp thông tin cho Văn phòng Chủ tịch nước xây dựng thông cáo báo chí và họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
    2. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
    Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi thông tin theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2013/TT-BTP ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định quy trình ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành bằng hình thức công văn và thư điện tử về Bộ Tư pháp.
    Việc xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật và tham gia góp ý kiến vào các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước phải tuân thủ các quy định có liên quan về bảo vệ bí mật nhà nước.
    Chương II
     
     
    1. Trước khi lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đơn vị chủ trì lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh thực hiện các hoạt động sau:
    a) Tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
    b) Tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; thu thập, nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
    c) Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đánh giá tác động của chính sách;
    d) Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.
    2. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
    3. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.
    1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm:
    a) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
    b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 35 Luật BHVBQPPL 2015 và Điều 5, Điều 6, Điều 7 điểm a khoản 1 Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
    c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
    d) Đề cương dự thảo luật, pháp lệnh.
    2. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 hằng năm, đơn vị chủ trì đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm chuẩn bị Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh gửi đến Vụ Pháp chế để tổng hợp và thẩm tra.
    1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do các đơn vị thuộc Bộ chuẩn bị trước khi gửi xin ý kiến của tập thể Lãnh đạo Bộ.
    2. Việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh tập trung vào các vấn đề được quy định tại Khoản 3 Điều 39 Luật BHVBQPPL 2015.
    3. Vụ Pháp chế thực hiện thẩm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh gửi đến.
    4. Vụ Pháp chế phải thể hiện rõ quan điểm về các vấn đề theo khoản 3 Điều 39 Luật BHVBQPPL 2015 trong Phiếu trình xin ý kiến tập thể Lãnh đạo Bộ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
    5. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh nghiên cứu, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng phụ trách) gửi lấy ý kiến góp ý và đăng tải lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Thông tin và Truyền thông.
    1. Việc lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được quy định tại Điều 36 Luật BHVBQPPL 2015 và Điều 10, Điều 11 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
    Thời gian đăng tải lấy ý kiến góp ý đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông là 30 (ba mươi) ngày.
    Thời gian gửi lấy ý kiến bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh là 15 (mười lăm) ngày. Việc tổ chức lấy ý kiến phải gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của luật, pháp lệnh.
    2. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, giải trình tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Thông tin và Truyền thông.
    1. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị chủ trì đề nghị hoàn thiện hồ sơ đnghị xây dựng luật, pháp lệnh và trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản gửi Bộ Tư pháp để thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật BHVBQPPL 2015.
    2. Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh gồm:
    a) Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
    b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
    c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
    d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
    đ) Đcương dự thảo luật, pháp lệnh.
    3. Đơn vị chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế trong quá trình đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình Chính phủ.
    1. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị chủ trì đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt, quyết định việc trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh (đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ cho Bộ Tư pháp).
    2. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình Chính phủ bao gồm:
    a) Tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này;
    b) Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định;
    c) Tài liệu khác (nếu có).
    3. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đơn vị lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế chỉnh lý hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình Lãnh đạo Bộ để gửi đến Bộ Tư pháp.
    Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được lưu 01 bản tại Vụ Pháp chế và 01 bản tại Văn phòng Bộ để theo dõi vào chương trình công tác chung của Bộ và của Chính phủ.
    1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được điều chỉnh trong các trường hợp theo quy định tại Điều 51 Luật BHVBQPPL 2015 và Điều 24 Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
    2. Đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất việc đưa ra khỏi chương trình, điều chỉnh thời điểm trình luật, pháp lệnh mà Bộ được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo.
    3. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan để giúp Bộ trưởng chuẩn bị văn bản đề xuất điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
    Mục 2. LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH VÀ LẬP DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT, NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
    Đề nghị xây dựng nghị định được áp dụng đối với:
    1. Nghị định của Chính phủ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật BHVBQPPL 2015.
    2. Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nghị định của Chính phủ.
    1. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định bao gồm:
    a) Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị định; mục đích, quan điểm xây dựng nghị định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị định; mục tiêu, nội dung chính sách trong nghị định, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; thời gian dự kiến trình Chính phủ xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành nghị định.
    b) Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động của thủ tục hành chính, đánh giá tác động về giới (nếu có). Việc đánh giá tác động được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, điểm a khoản 1 Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
    c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách.
    d) Đề cương dự thảo nghị định.
    đ) Tài liệu khác (nếu có).
    2. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 hằng năm, đơn vị chủ trì lập đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm chuẩn bị Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và gửi đến Vụ Pháp chế để tổng hợp và thẩm tra.
    1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm tra đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật BHVBQPPL 2015 và nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nghị định của Chính phủ do các đơn vị thuộc Bộ chuẩn bị trước khi trình xin ý kiến của tập thể Lãnh đạo Bộ.
    2. Nội dung thẩm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định tập trung vào các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 88 của Luật BHVBQPPL 2015.
    3. Vụ Pháp chế thực hiện thẩm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
    4. Vụ Pháp chế phải thể hiện rõ quan điểm về các vấn đề theo khoản 3 Điều 88 Luật BHVBQPPL 2015 trong Phiếu trình xin ý kiến tập thể Lãnh đạo Bộ về đề nghị xây dựng nghị định.
    5. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị lập đề nghị xây dựng nghị định nghiên cứu, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng phụ trách) gửi lấy ý kiến góp ý và đăng tải lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Thông tin và Truyền thông.
    1. Việc lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị định được quy định tại Điều 86 Luật BHVBQPPL 2015 và Điều 10, Điều 11 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
    Thời gian đăng tải lấy ý kiến góp ý đối với đề nghị xây dựng nghị định trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và của Bộ Thông tin và Truyền thông là 30 ngày.
    Thời gian gửi lấy ý kiến bằng văn bản về đề nghị xây dựng nghị định là 15 (mười lăm) ngày. Việc tổ chức lấy ý kiến phải gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp.
    2. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị chủ trì lập đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, giải trình tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
    3. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị chủ trì lập đề nghị xây dựng nghị định hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản gửi Bộ Tư pháp để thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật BHVBQPPL 2015.
    1. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị chủ trì lập đề nghị xây dựng nghị định gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp để thẩm định.
    2. Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng nghị định gồm:
    a) Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng nghị định;
    b) Báo cáo đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định;
    c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách;
    d) Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý;
    đ) Đề cương dự thảo nghị định.
    3. Đơn vị chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế trong quá trình đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Chính phủ.
    1. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt trình Chính phủ Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định (đồng thời gửi 01 bộ Hồ sơ cho Bộ Tư pháp).
    2. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Chính phủ bao gồm:
    a) Tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy chế này;
    b) Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
    c) Đề cương dự thảo nghị định sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;
    d) Tài liệu khác (nếu có).
    3. Vụ Pháp chế, đơn vị chủ trì đề nghị xây dựng nghị định phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp soạn thảo nghị quyết về đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ký ban hành.
    4. Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định đơn vị chủ trì đề nghị xây dựng văn bản có trách nhiệm tổ chức xây dựng nghị định trên cơ sở chính sách đã được Chính phủ thông qua.
    1. Đơn vị chủ trì xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước có nội dung được giao quy định chi tiết có trách nhiệm đề xuất văn bản quy định chi tiết theo quy định tại Điều 82 Luật BHVBQPPL 2015 và Điều 28, Điều 29 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
    2. Đxuất xây dựng văn bản quy định chi tiết gồm các nội dung:
    a) Nêu rõ tên văn bản được quy định chi tiết, điều khoản, điểm được giao quy định chi tiết;
    b) Dự kiến tên văn bản quy định chi tiết;
    c) Cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp;
    d) Dự kiến thời gian trình ban hành văn bản (cụ thể đến tháng);
    đ) Nội dung chính của văn bản quy định chi tiết.
    3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lệnh, quyết định được Chủ tịch nước ký ban hành đơn vị chủ trì xây dựng các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội phải gửi đề xuất danh mục văn bản quy định chi tiết đến Vụ Pháp chế.
    4. Trên cơ sở đề nghị của đơn vị chủ trì, Vụ Pháp chế hoàn thiện đề xuất danh mục văn bản quy định chi tiết trình Lãnh đạo Bộ ký gửi Bộ Tư pháp.
    1. Bảo đảm chất lượng, tiến độ soạn thảo, thời hạn trình văn bản quy định chi tiết theo quyết định ban hành danh mục văn bản quy định chi tiết của Thủ tướng Chính phủ.
    2. Chậm nhất vào ngày 23 hằng tháng, cập nhật thông tin điện tử hoặc gửi thông tin về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết về Vụ Pháp chế để theo dõi, tổng hợp. Chậm nhất vào ngày 25 hằng tháng, Vụ Pháp chế cập nhật thông tin điện tử hoặc gửi về Bộ Tư pháp.
    Thông tin điện tử được gửi về Vụ Pháp chế qua địa chỉ email: vanthuphapche@mic.gov.vn.
    Đxuất xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện như sau:
    1. Lập hồ sơ đề xuất xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
    a) Thuyết minh về đề nghị xây dựng quyết định, trong đó nêu rõ tên văn bản; sự cần thiết, căn cứ pháp lý ban hành văn bản; nội dung chính của văn bản; dự kiến danh mục thủ tục hành chính (nếu có);
    b) Thông tin về nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản, thời gian dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ (cụ thể đến tháng).
    2. Chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 hằng năm, đơn vị chủ trì đề xuất xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gửi hồ sơ về Vụ Pháp chế để tổng hợp.
    3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất và báo cáo xin ý kiến tập thể Lãnh đạo Bộ trước khi tổng hợp vào danh mục đăng ký.
    1. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm, trên cơ sở danh mục các văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và các đề nghị xây dựng nghị định, đề xuất xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản đăng ký danh mục nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ của Bộ Thông tin và Truyền thông gửi Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ.
    Vụ Pháp chế gửi Văn phòng Bộ 01 bản tổng hợp danh mục văn bản để theo dõi và đăng ký vào chương trình công tác của Chính phủ.
    2. Trường hợp đề nghị điều chỉnh thời điểm trình ban hành văn bản đơn vị được giao chủ trì xây dựng văn bản phải có văn bản gửi Vụ Pháp chế nêu rõ lý do đề nghị điều chỉnh. Vụ Pháp chế có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ để ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh thời điểm trình ban hành văn bản.
    Chương III
     
    1. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông là chương trình xây dựng các thông tư quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định quy định theo khoản 1 Điều 24 Luật BHVBQPPL 2015 và các thông tư quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật BHVBQPPL 2015 và thông tư liên tịch mà Bộ trưởng là một bên ký ban hành.
    2. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ được ban hành.
    3. Nội dung chương trình bao gồm:
    a) Tên thông tư cần được xây dựng, ban hành;
    b) Tiến độ xây dựng văn bản (theo tháng), gồm: Thời gian hoàn thành dự thảo 1; thời gian dự kiến đăng website và thời gian trình ký ban hành.
    c) Đơn vị chủ trì soạn thảo, đơn vị phối hợp đối với mỗi văn bản;
    d) Các nội dung cần thiết khác (nếu có).
    Chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 hằng năm, các đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và yêu cầu thực tế có trách nhiệm gửi đề xuất xây dựng thông tư, thông tư liên tịch đến Vụ Pháp chế để tổng hợp đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cụ thể:
    1. Hồ sơ đề xuất xây dựng, bao gồm:
    a) Tên văn bản;
    b) Căn cứ pháp lý ban hành văn bản;
    c) Nội dung dự kiến của văn bản;
    d) Tiến độ xây dựng văn bản (theo tháng), gồm: Thời gian hoàn thành dự thảo 1; thời gian dự kiến đăng website và thời gian trình ban hành;
    đ) Dự thảo văn bản (bắt buộc đối với các văn bản dự kiến thời gian trình ban hành trong quý I, II);
    e) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới (nếu có) đối với thông tư quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật BHVBQPPL 2015. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách được xây dựng theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, điểm a khoản 1 Điều 8 và Điều 9 của Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
    1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đề xuất xây dựng thông tư, thông tư liên tịch đối với đề xuất xây dựng thông tư, thông tư liên tịch và trình xin ý kiến của tập thể Lãnh đạo Bộ.
    2. Phối hợp với các đơn vị đề xuất xây dựng thông tư, thông tư liên tịch tiếp thu ý kiến chỉ đạo của tập thể Lãnh đạo Bộ và trình Bộ trưởng ký ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ.
    1. Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
    a) Bảo đảm tiến độ soạn thảo, quy trình, chất lượng dự thảo văn bản;
    b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (hằng tháng, 6 (sáu) tháng, năm) hoặc đột xuất về tình hình và tiến độ thực hiện Chương trình gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ hoặc cơ quan có thẩm quyền. Đối với văn bản quy phạm pháp luật chậm tiến độ, đơn vị chủ trì soạn thảo phải nêu rõ nguyên nhân của việc chậm tiến độ và đề xuất biện pháp khắc phục trong báo cáo;
    c) Thời hạn gửi báo cáo hằng tháng vào ngày 20 hằng tháng; báo cáo 06 tháng vào ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm vào ngày 20 tháng 11 hằng năm.
    2. Nhiệm vụ của Vụ Pháp chế:
    a) Đôn đốc và tổng hp báo cáo về tiến độ thực hiện Chương trình;
    b) Báo cáo Lãnh đạo Bộ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình;
    c) Dự thảo báo cáo hằng tháng, 06 (sáu) tháng, hằng năm hoặc đột xuất về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, gửi cho Văn phòng Bộ để tổng hợp, theo dõi chung về chương trình công tác của Bộ.
    3. Kết quả thực hiện Chương trình là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng của các đơn vị thuộc Bộ hằng năm. Vụ Pháp chế tổng hợp và gửi báo cáo tổng hợp kết quả hoàn thành hoặc chưa hoàn thành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hằng năm về Vụ Thi đua - Khen thưởng để tổng hợp làm tiêu chí xét thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị.
    1. Việc điều chỉnh Chương trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
    a) Đưa ra khỏi Chương trình đối với những văn bản quy phạm pháp luật chưa cần thiết ban hành hoặc không còn cần thiết phải ban hành do có sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội;
    b) Bổ sung vào Chương trình những văn bản quy phạm pháp luật do yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các cam kết quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
    c) Điều chỉnh thời gian trình do chậm tiến độ soạn thảo hoặc do chất lượng dự thảo văn bản không bảo đảm.
    2. Thủ tục điều chỉnh Chương trình:
    a) Đơn vị chủ trì xây dng văn bản quy phạm pháp luật trình Thứ trưởng phụ trách về việc xin điều chỉnh Chương trình. Phiếu trình nêu rõ lý do điều chỉnh;
    b) Đơn vị chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có sự điều chỉnh Chương trình gửi văn bản đề nghị điều chỉnh về Vụ Pháp chế sau khi có ý kiến đồng ý của Thứ trưởng phụ trách.
    3. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 hằng năm, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp đề nghị điều chỉnh Chương trình và trình Bộ trưởng xem xét, ban hành Quyết định điều chỉnh Chương trình. Đối với những văn bản đã có trong chương trình của Bộ mà đến thời điểm thực hiện điều chỉnh chưa có dự thảo văn bản, Vụ Pháp chế báo cáo Bộ trưởng đưa ra khỏi Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ.
    Chương IV
     
    1. Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định mà Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho một (01) đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm là đầu mối chủ trì trong việc giúp Bộ trưởng thực hiện trách nhiệm của người đng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo và trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo theo quy định tại các Điều 54, Điều 55 và Điều 90 Luật BHVBQPPL 2015 và các Điều 25 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
    2. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ trưởng ra quyết định thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập luật, pháp lệnh, nghị quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 52, Điều 53 Luật BHVBQPPL 2015 và Điều 26, 27 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Đối với việc soạn thảo Nghị định, trong trường hợp cần thiết đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất Bộ trưởng thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập nghị định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 90 Luật BHVBQPPL 2015.
    3. Đối với nghị định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật BHVBQPPL 2015, đơn vị chủ trì soạn thảo có nhiệm vụ tổ chức xây dựng dự thảo nghị định trên cơ sở các chính sách đã được Chính phủ thông qua.
    4. Đối với nghị định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật BHVBQPPL 2015, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh giá tác động chính sách và tiến hành xây dựng dự thảo nghị định trên cơ sở chính sách đó.
    5. Vụ Pháp chế có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì trong việc thực hiện các công việc sau: trình và đề xuất việc thành lập Ban soạn thảo; tổ chức lấy ý kiến các đơn vị có liên quan; lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và các giai đoạn tiếp theo khi dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định được trình lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho đến khi văn bản được ban hành.
    6. Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm chủ trì trong việc chuẩn bị các báo cáo về tiến độ xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    1. Trong quá trình soạn thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bằng các phương thức quy định tại Luật BHVBQPPL 2015 tại Điều 57 đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Điều 91 đối với nghị định. Tùy theo tính chất và nội dung dự thảo, đơn vị chủ trì thuộc Bộ gửi dự thảo lấy ý kiến của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan.
    Thời gian đăng tải lấy ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông là 60 (sáu mươi) ngày. Trong thời gian dự thảo đang được lấy ý kiến, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý lại dự thảo văn bản mà khác với dự thảo đã đăng tải trước đó thì phải đăng lại dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.
    Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, thời gian gửi lấy ý kiến tối đa là 20 (hai mươi) ngày.
    Đơn vị được giao soạn thảo chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ để nhân dân biết.
    2. Đối với những dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân và doanh nghiệp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi tới Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến.
    3. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, trước khi gửi thẩm định đơn vị chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) theo các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính.
    1. Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho một đơn vị của Bộ chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
    2. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật BHVBQPPL 2015.
    3. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Vụ Pháp chế đề xuất, trình Bộ trưởng thành lập Tổ biên tập dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm đại diện các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Trách nhiệm, nguyên tắc làm việc của Tổ biên tập dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng quy định tại quyết định thành lập Tổ biên tập.
    4. Vụ Pháp chế có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo trong việc hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và các bước tiếp theo khi trình dự thảo quyết định lên Thủ tướng Chính phủ cho đến khi văn bản được ký ban hành.
    5. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định đơn vị chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) theo các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính.
    1. Đơn vị được Bộ trưởng giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo thông tư có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 101 Luật BHVBQPPL 2015.
    2. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Vụ Pháp chế đề xuất, trình Bộ trưởng thành lập Tổ biên tập dự thảo thông tư gồm đại diện của đơn vị chủ trì soạn thảo, Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ, các chuyên gia (nếu cần) và trình Bộ trưởng ký quyết định thành lập Tổ biên tập.
    Tổ biên tập có nhiệm vụ giúp đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị chủ trì soạn thảo.
    3. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Thông tin đăng tải toàn văn dự thảo thông tư trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời gian ít nhất là sáu mươi (60) ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
    4. Đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nêu rõ những vấn đề cần lấy ý kiến phù hợp với từng đối tượng và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến. Tùy theo tính chất và nội dung dự thảo, đơn vị chủ trì thuộc Bộ gửi dự thảo lấy ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác, các chuyên gia, nhà khoa học. Thời gian gửi lấy ý kiến tối đa là 20 ngày.
    Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo thông tư đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến.
    5. Đối với các dự thảo Thông tư có quy định về thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao thì trước khi gửi thẩm định, đơn vị chủ trì phải gửi lấy ý kiến của đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ theo các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính.
    6. Việc soạn thảo, ban hành thông tư về quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thực hiện theo quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật và quy định tại Quy chế này.
    1. Bộ trưởng phân công một đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thực hiện soạn thảo dự thảo thông tư liên tịch.
    2. Đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư liên tịch chịu trách nhiệm chính trong quá trình phối hợp tiến hành các công việc như soạn thảo thông tư của Bộ trưởng quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 33 Quy chế này.
    3. Trong trường hợp cần thiết phải thành lập Tổ biên tập dự thảo thông tư liên tịch, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Vụ Pháp chế để xác định thành phần tham gia Tổ biên tập là đại diện của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ, Vụ Pháp chế và đại diện đơn vị đồng ban hành văn bản, các cơ quan, tổ chức có liên quan và trình Bộ trưởng quyết định. Tổ biên tập có nhiệm vụ giúp đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị chủ trì soạn thảo.
    Bộ trưởng phân công một đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm chính thường xuyên theo dõi, phối hợp với đơn vị được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo thông tư liên tịch trong suốt quá trình soạn thảo.
    Chương V
     
    1. Tổ chức thẩm định dự thảo thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng thuộc Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ đảm bảo đúng thời hạn và chất lượng.
    2. Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến dự thảo thông tư, thông tư liên tịch đề nghị thẩm định trong trường hợp cần thiết.
    3. Đnghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan.
    Trong trường hợp cần thiết, có thể tổ chức làm việc với đơn vị chủ trì soạn thảo để làm rõ một số vấn đề chưa rõ hoặc mời các đơn vị có liên quan cùng dự nếu có nội dung khác nhau giữa các đơn vị chủ trì và ý kiến góp ý của các đơn vị thuộc Bộ.
    4. Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Vụ Pháp chế trực tiếp soạn thảo, Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 48 Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
    5. Đối với dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính Vụ Pháp chế cho ý kiến thẩm định cả nội dung quy định về thủ tục hành chính.
    1. Đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Bộ, có trách nhiệm:
    a) Gửi hồ sơ dự thảo đến Vụ Pháp chế; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo theo yêu cầu của Vụ Pháp chế;
    b) Nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trên cơ sở ý kiến thẩm định; báo cáo Bộ trưởng, đồng thời gửi bản giải trình đến Vụ Pháp chế;
    2. Các đơn vị thuộc Bộ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
    a) Cử đại diện tham gia thẩm định theo đề nghị của Vụ Pháp chế;
    b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định theo yêu cầu của Vụ Pháp chế.
    1. Nội dung thẩm định tập trung vào những vấn đề chính sau đây:
    a) Sự cần thiết ban hành thông tư; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của thông tư;
    b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo thông tư với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
    c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo thông tư với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
    d) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
    đ) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thi hành thông tư;
    e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
    2. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của Vụ Pháp chế về nội dung thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này.
    Thời hạn thẩm định dự thảo thông tư, thông tư liên tịch tối đa là mười (10) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
    Thời điểm thẩm định được tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ thẩm định.
    1. Hồ sơ thẩm định gửi Vụ Pháp chế thẩm định bao gồm:
    a) Dự thảo tờ trình về dự thảo thông tư/thông tư liên tịch;
    b) Dự thảo thông tư/thông tư liên tịch;
    c) Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo; bản chụp ý kiến góp ý;
    d) Báo cáo đánh giá tác động; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
    đ) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
    2. Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế đề nghị thẩm định đối với dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính ngoài những hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cần bổ sung:
    a) Bản đánh giá về thủ tục hành chính:
    b) Ý kiến của đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ về thủ tục hành chính;
    c) Bản giải trình, tiếp thu các ý kiến của đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ về thủ tục hành chính.
    1. Sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế và trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành thông tư, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo thông tư và trình xin ý kiến tập thể Lãnh đạo Bộ.
    2. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế giải trình, tiếp thu ý kiến của các Thứ trưởng để chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Thông tư trình Bộ trưởng ký ban hành.
    Hồ sơ theo trình xin ý kiến Tập thể Lãnh đạo Bộ và trình Bộ trưởng ban hành bao gồm:
    1. Phiếu xin ý kiến Tập thể Lãnh đạo Bộ (đối với hồ sơ trình xin ý kiến Tập thể Lãnh đạo Bộ); Tờ trình Bộ trưởng/Thứ trưởng phụ trách (đối với hồ sơ trình ban hành thông tư, thông tư liên tịch).
    2. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế; ý kiến của Tập thể Lãnh đạo Bộ.
    3. Báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế. Đối với thông tư liên tịch do Bộ chủ trì là báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế và báo cáo thẩm định của tổ chức pháp chế cơ quan cùng phối hợp ban hành thông tư liên tịch.
    4. Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định.
    5. Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của Tập thể Lãnh đạo Bộ (đối với hồ sơ trình ban hành thông tư, thông tư liên tịch).
    6. Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đi tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo; bản chụp ý kiến góp ý.
    7. Báo cáo đánh giá tác động; bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có).
    8. Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
    1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành thông tư, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
    2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có thể ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách ký thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng khi Bộ trưởng vắng mặt. Việc ủy quyền phải ghi rõ theo từng văn bản.
    1. Thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc đồng ban hành phải được đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
    Thông tư, thông tư liên tịch gửi đăng Công báo phải là bản chính, gồm 01 bản giấy, ghi rõ “Văn bản gửi đăng Công báo” và bản điện tử. Bản điện tử phải bảo đảm đúng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Bản giấy và bản điện tử phải đảm bảo tính chính xác so với bản gốc.
    2. Trong thời hạn 02 (hai) ngày kể từ ngày Bộ trưởng ký thông tư, thông tư liên tịch, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư, thông tư liên tịch có trách nhiệm cung cấp bản điện tử cho Văn phòng Bộ.
    3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày Bộ trưởng ký thông tư, thông tư liên tịch, Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm gửi văn bản đến cơ quan Công báo.
    1. Thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng phải được đăng tải toàn văn lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông và phải đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước.
    2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ:
    a) Trong thời hạn 02 (hai) ngày kể từ ngày Bộ trưởng ký ban hành thông tư, thông tư liên tịch, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư, thông tư liên tịch có trách nhiệm cung cấp bản điện tử (gồm cả file docx và file pdf) cho Trung tâm Thông tin, Vụ Pháp chế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản điện tử:
    b) Trung tâm Thông tin có trách nhiệm đăng tải toàn văn thông tư, thông tư liên tịch lên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày Bộ trưởng ký ban hành thông tư, thông tư liên tịch;
    c) Vụ Pháp chế có trách nhiệm đăng tải văn thông tư, thông tư liên tịch lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Bộ trưởng ký ban hành thông tư, thông tư liên tịch.
    Chương VI
     
    Việc soạn thảo, ban hành hoặc đề nghị soạn thảo, ban hành một văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một đơn vị ban hành được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
    1. Khi cần hoàn thiện pháp luật để kịp thời thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    2. Khi cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ đồng thời nhiều văn bản mà nội dung được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc cùng một lĩnh vực hoặc có mối liên quan chặt chẽ để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành.
    3. Trong văn bản đề nghị ban hành có nội dung liên quan đến một hoặc nhiều văn bản khác do cùng một cơ quan ban hành mà trong văn bản đề nghị ban hành có quy định khác với văn bản đó.
    4. Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    1. Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 146 Luật BHVBQPPL 2015.
    2. Các văn bản được xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
    3. Đề nghị xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn:
    a) Đơn vị chỉ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm trình Bộ trưởng ký công văn đề nghị xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn và gửi đcấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 147 Luật BHVBQPPL 2015;
    b) Nội dung văn bản đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này phải nêu rõ lý do áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, tên văn bản, sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; nội dung chính của văn bản; dự kiến đơn vị chủ trì soạn thảo và thời gian trình văn bản;
    c) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 147, Điều 148, Điều 149 Luật BHVBQPPL 2015 và Điều 37 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
    Việc đánh số dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:
    1. Dự thảo 1 là dự thảo được đơn vị chủ trì soạn thảo trình Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực.
    2. Dự thảo 2 là dự thảo được Lãnh đạo Bộ quyết định gửi và đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ.
    3. Dự thảo 3 là dự thảo được gửi đến cơ quan thẩm định sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    4. Dự thảo 4 là dự thảo đã tiếp thu ý kiến thẩm định:
    a) Trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội;
    b) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
    c) Trình Chính phủ xem xét, thông qua đối với dự thảo nghị định;
    d) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành đối với dự thảo quyết đnh;
    đ) Trình Bộ trưởng xem xét, ban hành đối với dự thảo thông tư và thông tư liên tịch;
    5. Dự thảo 5 là dự thảo được chỉnh lý về mặt kỹ thuật:
    a) Sau khi tiếp thu ý kiến của Chính phủ và trước khi Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký hoặc ủy quyền ký trình Quốc hội đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội;
    b) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
    c) Trước khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đối với dự thảo nghị định;
    d) Sau khi tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
    đ) Ý kiến của Bộ trưởng trước khi ký ban hành đối với thông tư và thông tư liên tịch.
    1. Văn bản sau khi đăng Công báo, nếu phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày trong quá trình xây dựng văn bản thì đơn vị đó phải ban hành văn bản đính chính.
    Trong trường hợp do lỗi trong quá trình xuất bản Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Văn phòng Chính phủ phải có văn bản đính chính.
    Văn bản đính chính phải được đăng trên số Công báo gần nhất.
    2. Trong quá trình kiểm tra văn bản nếu phát hiện văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật. Đơn vị chủ trì xây dựng văn bản trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành văn bản đó văn bản hành chính để đính chính văn bản.
     
     
    1. Đơn vị được Bộ trưởng phân công chủ trì góp ý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị văn bản góp ý kiến của Bộ trên cơ sở kết quả tự nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến góp ý của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ về dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật (nếu có).
    2. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng và nội dung, tính chất phức tạp của dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì góp ý nghiên cứu đề xuất lựa chọn hình thức tổ chức lấy ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ bằng cách tổ chức thảo luận góp ý kiến hoặc xin ý kiến góp ý bằng văn bản.
    3. Đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì góp ý có trách nhiệm đảm bảo đúng tiến độ về thời gian và chất lượng văn bản góp ý.
    1. Đơn vị có liên quan thuộc Bộ khi nhận được đề nghị tham gia góp ý kiến bằng văn bản hoặc tham gia cuộc họp thảo luận về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và tham gia ý kiến bằng văn bản hoặc cử cán bộ tham gia đầy đủ các cuộc họp thảo luận về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
    2. Đơn vị được đề nghị phối hợp tham gia góp ý chịu trách nhiệm về tiến độ thời gian theo yêu cầu của công văn phối hợp và chất lượng văn bản góp ý của đơn vị mình.
    3. Quá thời hạn quy định gửi văn bản góp ý, đơn vị được đề nghị phối hợp tham gia ý kiến không có văn bản phản hồi cho đơn vị chủ trì việc tham gia góp ý kiến thì coi như đơn vị được đề nghị phối hợp tham gia ý kiến đã nhất trí hoàn toàn với nội dung dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
    1. Đối với trường hợp đơn vị xin ý kiến tham gia của tổ chức có liên quan bằng hình thức văn bản thì hết thời hạn nhận văn bản tham gia góp ý kiến, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến tham gia của đơn vị có liên quan vào văn bản tham gia ý kiến chung của Bộ trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản.
    2. Đối với trường hợp đơn vị xin ý kiến tham gia của đơn vị có liên quan bằng hình thức thảo luận trực tiếp về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm chủ trì thảo luận và ghi đầy đủ các ý kiến tham gia tại cuộc họp để tổng hợp vào văn bản góp ý kiến của Bộ trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản.
    3. Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đơn vị được giao chủ trì góp ý kiến phải nghiên cứu, tổng hợp, làm báo cáo nêu rõ quan điểm của đơn vị chủ trì góp ý về vấn đề còn có ý kiến khác nhau đó kèm theo ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
    4. Các đơn vị được giao chủ trì góp ý kiến khi gửi công văn góp ý của Bộ cho các Bộ, ngành đồng thời gửi 01 bản cho các đơn vị được đề nghị phối hợp tham gia góp ý kiến vào dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để theo dõi.
    5. Đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không do Vụ Pháp chế chủ trì góp ý kiến các đơn vị được giao chủ trì góp ý kiến khi gửi công văn góp ý của Bộ cho các Bộ, ngành đồng thời gửi Vụ Pháp chế 01 bản để theo dõi, tổng hợp đầy đủ cơ sở dữ liệu chung của Bộ về việc góp ý văn bản với các Bộ, ngành khác.
    Chương VIII
    Điều 52. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
    1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Bộ.
    2. Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình.
    3. Người đứng đầu đơn vị pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở Cục thuộc Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Cục trưởng thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị mình.
    1. Nội dung, trình tự, thủ tục rà soát và xử lý kết quả rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý thực hiện theo quy định tại Điều 147, Điều 149 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
    2. Nội dung, trình tự, thủ tục rà soát và xử lý kết quả rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực hiện theo quy định Điều 148, Điều 149, Điều 150 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
    3. Định kỳ hằng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc trách nhiệm rà soát của mình, bao gồm cả văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP đảm bảo phù hợp với Điều 157 Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
    Văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực là quyết định hành chính, phải được đăng Công báo và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
    Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu được đưa vào danh mục để công bố định kỳ hằng năm là văn bản có thời điểm hết hiệu lực, thời điểm bắt đầu ngưng hiệu lực trong một năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12).
    Trường hợp văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc đối tượng của kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố thì Bộ đưa văn bản đó vào danh mục đ công b.
    4. Quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của Bộ Thông tin và Truyền thông được gửi đến Bộ Tư pháp.
    1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm giúp Bộ trưởng:
    a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ;
    b) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ quyết định thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ.
    2. Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức rà soát văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình.
    1. Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công blà ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
    2. Kế hoạch, nội dung, trình tự, thủ tục hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định tại các Điều 165, Điều 166, Điều 167 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
    3. Vụ Pháp chế giúp Bộ trưởng xây dựng kế hoạch hệ thống hóa và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch hệ thống hóa. Các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ thực hiện kế hoạch hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả cho Vụ Pháp chế để tổng hợp.
    1. Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đi, bsung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012.
    2. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức, thực hiện việc hợp nhất văn bản và trình Lãnh đạo Bộ ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà Bộ được giao chủ trì soạn thảo và các văn bản do Bộ ban hành, văn bản liên tịch do Bộ chủ trì soạn thảo.
    3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm rà soát kỹ thuật hợp nhất văn bản do đơn vị chủ trì thực hiện việc hợp nhất văn bản gửi xin ý kiến trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký xác thực.
    4. Thực hiện việc hợp nhất đối với văn bản Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
    a) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản sửa đổi, bổ sung đã được ký ban hành, đơn vị chủ trì thực hiện việc hợp nhất văn bản có trách nhiệm hoàn thành việc hợp nhất văn bản và trình Bộ trưởng ký xác thực văn bản hợp nhất.
    b) Đơn vị chủ trì thực hiện việc hợp nhất văn bản có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất cho Văn phòng Chính phủ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày ký xác thực để đưa lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
    4. Thực hiện việc hợp nhất đối với văn bản do Bộ ban hành, văn bản liên tịch do Bộ chủ trì soạn thảo:
    a) Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, đơn vị chủ trì thực hiện việc hợp nhất văn bản hoàn thành việc hợp nhất văn bản và trình Lãnh đạo Bộ ký xác thực văn bản hợp nhất.
    b) Chậm nhất là 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký xác thực, văn bản hợp nhất phải được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, đơn vị chủ trì thực hiện việc hợp nhất văn bản có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất để đăng lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 44 Quy chế này.
    5. Thực hiện việc đăng văn bản hợp nhất trên Công báo:
    Văn bản hợp nhất phải được đăng đồng thời với văn bản sửa đổi, bổ sung trên cùng một số Công báo. Đơn vị chủ trì thực hiện việc hợp nhất văn bản có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất để đăng Công báo theo quy định tại Điều 43 Quy chế này.
    6. Thực hiện việc đăng văn bản hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
    Văn bản hợp nhất phải được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký xác thực, đơn vị chủ trì việc hợp nhất văn bản phải gửi văn bản hợp nhất đến Vụ Pháp chế để cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
    Chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản ký xác thực Vụ Pháp chế có trách nhiệm cập nhật văn bản hợp nhất phải được lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
    1. Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do tổ chức, đại biu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện pháp điển theo đề mục được Thủ tướng Chính phủ phân công, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ các quy phạm pháp luật mới, đề mục mới.
    2. Hằng năm, Vụ Pháp chế thu thập, phân loại, rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc chủ trì soạn thảo quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ để xây dựng Bộ pháp điển.
    3. Trong quá trình thực hiện pháp điển, Vụ Pháp chế đảm bảo tính chính xác, đầy đủ các quy phạm pháp luật được pháp điển trong đề mục; kịp thời đề xuất Bộ trưởng xem xét, quyết định và thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới, đề mục mới.
    4. Các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
    Chương IX
     
    1. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật: do ngân sách nhà nước cp được dự toán chung trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ để thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điều 181 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
    Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để bổ sung vào kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
    2. Lập kế hoạch kinh phí hàng năm:
    Chậm nhất vào ngày 01 tháng 6 năm trước, căn cứ vào kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình và chế độ hiện hành các đơn vị gửi đề xuất kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật kèm kế hoạch kinh phí năm sau của đơn vị mình đến Vụ Pháp chế để tổng hợp, đăng ký dự toán cho Vụ Kế hoạch - Tài chính để lập kế hoạch kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
    Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ lập dự toán kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật hằng năm trong dự toán ngân sách của Bộ trình Bộ trưởng.
    Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, làm việc với Bộ Tài chính trong việc bố trí kinh phí thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật hằng năm.
    3. Văn phòng Bộ quản lý nguồn kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được phân bổ, phối hợp với các đơn vị được giao chủ trì soạn thảo thực hiện việc thanh quyết toán kinh phí đối với các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.
    Đối với hoạt động thuộc trách nhiệm thực hiện của Vụ Pháp chế, Vụ Pháp chế thực hiện thanh quyết toán kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.
    4. Việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật và chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm.
    Đối với trường hợp bố trí kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo phương thức khoán theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, việc quyết toán thực hiện trên cơ sở: Quyết định phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền; văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành đúng chương trình, dự toán được giao; tờ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng tiến độ theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
    5. Chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật chưa hoàn thành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tiếp sang năm sau thực hiện thì được chuyển kinh phí tương ứng sang sử dụng và quyết toán vào năm sau theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
    1. Các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
    2. Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện theo Quy chế này./.
     
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 2353/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông)
     

    Mẫu số 01
    Báo cáo đánh giá tác động chính sách
    Mẫu số 02
    Tờ trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
    Mẫu số 03
    Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật
    Mẫu số 04
    Tờ trình dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định
    Mẫu số 05
    Tờ trình dự thảo thông tư/thông tư liên tịch
    Mẫu số 06
    Báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế
    Mẫu số 07
    Phiếu xin ý kiến tập thể Lãnh đạo Bộ
    Mẫu số 08
    Quyết định đính chính văn bản
     
     

    BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG
    ………….(2)………….
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------
    Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20 …….
     
    BÁO CÁO
    Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng/dự án, dự thảo ...(1)……
     
    I. Xác định vấn đề bất cập, tổng quan
    1. Bi cảnh xây dựng chính sách
    2. Mục tiêu Xây dựng chính sách
    II. Đánh giá tác động chính sách
    Phần này liệt kê từng vấn đề chính sách cụ thể cần giải quyết mà đơn vị chủ trì xây dựng chính sách đã đánh giá tác động chính sách theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo.
    1. Chính sách 1:
    1.1. Xác định vấn đề bất cập
    1.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
    1.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
    - Giải pháp 1.
    - Tác động của giải pháp (kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật) đối với đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan (ví dụ: đối với nhà nước; đối với người dân; đối với nhà đầu tư,...).
    - Giải pháp 2.
    - Tác động của giải pháp (kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật) đối với đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
    - Gii pháp....
    1.4. Kiến nghị lựa chọn 1 trong các giải pháp nêu trên (trong đó có xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề)
    2. Chính sách 2:
    1.1. Xác định vấn đề bất cập
    1.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
    1.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
    - Giải pháp 1.
    - Tác động của giải pháp (kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật) đối với đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan.
    - Giải pháp 2.
    - Tác động của giải pháp (kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật) đối với đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
    - Giải pháp n.
    1.4. Kiến nghị lựa chọn 1 trong các giải pháp nêu trên (trong đó có xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề).
    3. Chính sách n
    …………….
    III. LY Ý KIẾN
    Phần này nêu rõ việc lấy ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá tác động (mô tả các phương pháp ly ý kiến, phản hồi, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý).
    IV. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
    1. Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành chính sách:
    2. Cơ quan giám sát đánh giá việc thực hiện chính sách:
    V. PHỤ LỤC
    Các bảng, biểu tính toán chi phí và lợi ích của các giải pháp trong quá trình đánh giá tác động chính sách (nếu có)./.
     

    BTHÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
     
    Ghi chú:
    (1) Tên dự án, dự thảo đề nghị xây dựng VBQPPL/dự án, dự thảo VBQPPL.
    (2) Tên đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư, thông tư liên tịch có quy định chính sách (nếu có).
     
    Phụ lục kèm theo Mẫu số 01: Hướng dẫn Đánh giá tác động chính sách
    1. Mô tả chính sách, các giải pháp chính sách và xác định trọng tâm đánh giá
    a) Đơn vị chủ trì lập đề nghị hoặc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần mô tả được vấn đề thực tiễn, nội dung chính sách/hành động của cơ quan nhà nước nhằm giải quyết vấn đề đó. Đồng thời cần mô tả mục tiêu của chính sách đề xuất; các chỉ tiêu cụ thể của các mục tiêu và đưa ra các giải pháp chính sách đang được cân nhắc.
    b) Cần xác định đối tượng bị ảnh hưởng của chính sách (người dân, doanh nghiệp, nhà nước, tổ chức khác,..) để phân loại đối tượng chịu trực tiếp hoặc đối tượng chịu gián tiếp.
    c) Xác định trọng tâm và xây dựng kế hoạch đánh giá.
    2. Đánh giá tác động
    Trên cơ sở mục 1 nêu trên, cơ quan chủ trì tiến hành đánh giá tác động chính sách. Mỗi chính sách bắt buộc phải đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, hệ thống pháp luật được đánh giá, ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể nếu chính sách có liên quan đến vấn đề về giới hoặc thủ tục hành chính thì phải đánh giá các tác động này.
    a) Tác động về kinh tế
    - Xác định được đối tượng chịu tác động của chính sách và chi phí/lợi ích của chính sách nếu được ban hành tác động đến đối tượng được xác định như thế nào.
    + Chính sách tác động đối với nhóm cơ quan nhà nước: đánh giá trên các khía cạnh: tăng/giảm chi tiêu công, nguồn thu công, đầu tư công,...
    + Chính sách tác động tới người dân, doanh nghiệp: đánh giá trên các khía cạnh: tăng/giảm chi phí hoặc ảnh hưởng tới thu nhập và mức độ tiêu dùng, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh; chi phí, thu nhập và năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp...
    + Chính sách tác động tới tăng hoặc giảm chi phí cho đối tượng khác (nếu có).
    - Đơn vị chủ trì lựa chọn phương pháp để đánh giá:
    Có thể sử dụng một trong các phương pháp định lượng tùy thuộc vào nội dung, hình thức đề xuất chính sách để đánh giá:
    + Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí là phương pháp nhằm đánh giá lợi ích thuần mà chính sách sẽ mang lại cho xã hội. Phương pháp này thường được sử dụng khi tác động đến nhiều đối tượng; nhận biết và tính toán tất cả các loại hình chi phí, lợi ích; có nhiều giải pháp chính sách (bao gồm cả giải pháp ban hành VBQPPL và không ban hành VBQPPL); chưa có thông tin rõ ràng về nguồn lực được phân bổ; tiêu chí quan trọng là tìm ra giải pháp chính sách mà có lợi ích lớn hơn chi phí, trong đó giải pháp lựa chọn là giải pháp có lợi ích lớn nhất.
    + Phương pháp tối đa hóa lợi ích là một phương pháp đánh giá lợi ích cao nhất mà một chính sách sẽ mang lại cho xã hội hay nền kinh tế khi nguồn lực dự kiến đã được phân bổ cho việc thực hiện chính sách đó. Phương pháp này thường được sử dụng khi tác động đến một số đối tượng mục tiêu (đối tượng cần tác động đã được xác định rõ); nguồn lực đã được xác định; giải pháp nào mang lại lợi ích cao nhất sẽ được lựa chọn.
    + Phương pháp tối đa hiệu quả chi phí (giảm thiểu chi phí) là một phương pháp nhằm đánh giá giải pháp trong đó hiệu quả chi phí được đánh giá cao nhất (giảm thiểu chi phí lớn nhất). Phương pháp này thường được sử dụng khi tác động đến một số đối tượng mục tiêu (đối tượng cần tác động đã được xác định rõ); mục tiêu chính sách đã được xác định và có tính bắt buộc phải thực hiện, bất kể nguồn lực là bao nhiêu; mục tiêu chính sách đã được định lượng hóa rõ ràng; giải pháp nào có mức chi phí thấp nhất sẽ được lựa chọn.
    Đơn vị chủ trì có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp định tính dưới đây tùy thuộc vào nguồn lực, mức độ đánh giá và nhu cầu dữ liệu của người đánh giá: Phỏng vấn không cấu trúc; phỏng vấn bán cấu trúc; phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống; thảo luận nhóm tập trung; tham vấn các đối tượng; phương pháp quan sát,...
    - Xác định chỉ số tác động và thu thập thông tin dữ liệu
    + Chính sách tác động đối với nhóm cơ quan nhà nước: tăng/giảm chi thường xuyên, như chi phí nhân công, chi phí hành chính, chi trtiền mặt, trợ cấp và chi đầu tư phát triển.
    + Chính sách tác động tới người dân, doanh nghiệp: Chi phí người dân bỏ ra để tuân thủ các quy định của chính sách, chi phí trực tiếp phải bỏ ra để thực hiện quy định đó (phí, lệ phí,..) điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế và khả năng tiêu dùng của người dân; hoặc chi phí về nhân công; chi đầu vào; chi đầu tư và mức độ góp cho nhà nước (đối với nhóm đối tượng là doanh nghiệp). Dự kiến tăng/giảm các loại chi phí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ môi trường kinh doanh nói chung.
    + Chính sách tác động tới tăng hoặc giảm chi phí cho đối tượng khác nếu có...
    - Tính toán chi phí lợi ích, phân tích định lượng
    Trên cơ sở lựa chọn phương pháp để đánh giá, phân tích, tùy giải pháp lựa chọn, đơn vị đánh giá tính toán chi phí, lợi ích, phân tích định lượng bằng cách tham khảo và sử dụng các bảng tính theo hướng dẫn chung của Bộ Tư pháp.
    - So sánh các giải pháp; viết báo cáo mô tả các kết quả tính toán (tóm tắt quá trình đánh giá; nhận diện các chi phí/lợi ích đối với từng giải pháp chính sách; kết quả phân tích định lượng của từng giải pháp; kết quả phân tích định lượng của từng giải pháp (nếu có); phân tích so sánh tác động giữa các giải pháp sử dụng kết quả định lượng.
    b) Tác động về xã hội
    Đánh giá tác động xã hội chính sách là một công việc đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính thực tiễn cao. Các đơn vị đánh giá chính sách cần lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với năng lực, nguồn lực của mình. Việc kết hợp giữa đánh giá định lượng và định; các phương pháp phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh; thu thập số liệu, điều tra, khảo sát,... luôn là giải pháp tối ưu. Phụ thuộc vào nguồn lực, đơn vị đánh giá chỉ có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp nêu trên, tuy nhiên trong trường hợp nào đơn vị cũng phải tuân thủ quy trình sau khi đánh giá tác động xã hội:
    - Xác định trọng tâm về khía cạnh tác động xã hội của giải pháp chính sách, nghĩa là: chính sách, giải pháp nếu được lựa chọn trong đề nghị/xây dựng VBQPPL có: tác động đến việc làm/khả năng tạo việc làm? Có tác động đến sức khỏe, môi trường của cộng đồng? Có tác động quyền tài sản của người dân? Có tác động đến giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội? Có tác động tới khả năng tiếp cận các dịch vụ trợ cấp và hỗ trợ xã hội,... Có phân biệt giữa nam/nữ?
    - Phân tích các bên có liên quan và đối tượng chịu tác động:
    Phân tích các bên liên quan đến đối tượng chịu tác động là một công cụ quan trọng để xác định cá nhân, nhóm, tổ chức có vai trò trong việc thay đổi chính sách, qua đó phân tích đặc trưng, mối quan tâm, động cơ, bản chất và mức độ ảnh hưởng của họ tới việc thay đổi chính sách trong tương lai. Đánh giá tác động xã hội đặc biệt lưu ý tới xác định và phân tích các nhóm yếu thế, người nghèo.
    - Lựa chọn chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tác động xã hội và xác định phương pháp đánh giá
    Đánh giá tác động xã hội đòi hỏi phải có sự so sánh giữa các giải pháp chính sách. Do vậy, cần xác định được các chỉ số hay chỉ tiêu để làm cơ sở so sánh. Các chỉ, chỉ số này cần cụ thể, định lượng được khi có thể, ví dụ:
    + Tác động đến việc làm/khả năng tạo việc làm: số việc làm được tạo ra; số việc làm cho lao động nữ được tạo ra; tỷ số việc làm trên dân số (theo vùng, miền, giới tính,...); tỷ lệ thiếu việc làm;
    + Tác động đến sức khỏe, môi trường của cộng đồng: Tỷ lệ dân số được hưởng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; chtiêu về bãi chôn lấp chất thải,....
    + Tác động quyền tài sản của người dân: Tỷ lệ được cấp sổ đỏ; tỷ lệ có sở hữu ô tô? mức độ quyền tài sản được bảo vệ,...
    - Xác định thông tin cần thu thập và xác định phương pháp, công cụ thu thập phân tích thông tin sẽ sử dụng: Trên cơ sở các chỉ tiêu, xác định thông tin cần thu thập và sử dụng phương pháp rà soát; điều tra, khảo sát, phỏng vấn....và từ nguồn nào để có thông tin.
    - Thu thập thông tin dữ liệu và xử lý số liệu, phân tích thông tin định lượng.
    - Phân tích, tổng hợp, so sánh các giải pháp nội dung đánh giá tác động xã hội.
    c) Tác động về giới
    Tác động về giới được hiểu là những ảnh hưởng, hệ quả do chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách có thể gây ra (tích cực hoặc tiêu cực) đối với sự bình đẳng của mỗi giới về cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng như việc thụ hưởng quyền, lợi ích.
    - Xác định đối tượng, nội dung chịu tác động: Khi đánh giá tác động kinh tế, xã hội hay thủ tục hành chính thì đối tượng chịu tác động thường bao gồm cả nam và nữ. Khi đánh giá tác động, cần phải đưa nhóm người cần bảo vệ đặc biệt hoặc nhóm yếu thế nhìn từ góc độ giới vào quá trình đánh giá.
    Nên sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống kết hợp với tham vấn, phỏng vấn sâu mang tính riêng tư với đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách để bảo đảm thu được thông tin trung thực.
    - Thực hiện đánh giá tác động giới của chính sách bằng sử dụng bảng câu hỏi, như: phạm vi điều chỉnh của chính sách có vấn đề giới không? chính sách, giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng VBQPPL hoặc trong quá trình soạn thảo VBQPPL tác động vấn đề về giới, giải quyết vấn đề giới đã tồn tại như thế nào? có tác động hay không tác động với mỗi giới về các phương diện cơ hội, điều kiện phát huy hoặc hạn chế năng lực; cơ hội thụ hưởng các quyền và kết quả mà chính sách mang lại đối với mỗi giới không? giải pháp bảo đảm bình đẳng giới có phù hợp hoặc có tạo ra mâu thuẫn, chồng chéo, tác động ngược chiều đối với các giải pháp khác để thực hiện chính sách? chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề giới có cần ban hành VBQPPL mới không?....
    - So sánh các giải pháp, viết nội dung đánh giá tác động về giới.
    d) Tác động của thủ tục hành chính
    Việc đánh giá tác động thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thtục hành chính.
    đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật
    Trong quá trình đánh giá các tác động nêu trên, đều có những phân tích, dự báo khả năng về thi hành và tuân thủ của cơ quan, đối tượng chịu tác động. Do đó, phần đánh giá tác động hệ thống pháp luật sẽ tập trung đánh giá tính thống nhất, tính phù hợp của chính sách mới đối với hệ thống pháp luật hiện hành hoặc sửa đổi trong tương lai.
     
     

    BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------
    Số: ……../TTr-BTTTT
    Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20.(1)..
     
    TỜ TRÌNH
    Đề nghị xây dựng ...(2)...
     
    Kính gửi: Chính phủ
     
    Thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông xin trình Chính phủ đề nghị xây dựng ...(2)... như sau:
    I. SỰ CẦN THIT BAN HÀNH VĂN BẢN
    II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DNG VĂN BẢN
    1. Mục đích
    2. Quan điểm xây dựng văn bản
    III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA VĂN BẢN
    1. Phạm vi điều chỉnh
    2. Đối tượng áp dụng
    IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THC HIỆN CHÍNH SÁCH TRONG ĐỀ NGHỊ XÂY DNG VĂN BẢN
    1. Chính sách 1:
    - Mục tiêu của chính sách
    - Nội dung của chính sách
    - Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
    2. Chính sách 2:
    - Mục tiêu của chính sách
    - Nội dung của chính sách
    - Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
    V. DKIẾN NGUỒN LỰC, ĐIU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC THI HÀNH VĂN BẢN SAU KHI ĐƯỢC THÔNG QUA
    VI. THỜI GIAN D KIN TRÌNH THÔNG QUA VĂN BẢN
    Trên đây là Tờ trình đề nghị xây dựng (2)...., Bộ Thông tin và Truyền thông xin kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.
    (Xin gửi kèm theo: (3).
     


    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - ……………..;
    - ……………..;
    - Lưu: VT, ………(5).A.XX(6)
    ………..(4)…………
    (Chữ ký, dấu)
    Ghi chú:
    (1) Năm lập đề nghị.
    (2) Tên văn bản quy phạm pháp luật lập đề nghị.
    (3) Các tài liệu hồ sơ trình theo quy định tại Thông tư này.
    (4) Thẩm quyền ký là Bộ trưởng, trường hợp Thứ trưng được Bộ trưởng ủy quyn ký thay thì ghi là:
     

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
    (5) Chữ viết tắt tên cơ quan/đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).
    (6) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cn).
     
     

    BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------
    Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20 …….
     
    BÁO CÁO
    Tổng kết thi hành pháp luật ...(1)....
     
    I. KT QUẢ THC HIỆN ....(1)
    1. Đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật ....(1) giai đoạn ...
    a) Ở Trung ương
    b) Ở Địa phương
    2. Đánh giá chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành
    3. Đánh giá về tác động của pháp luật đối với quản lý nhà nước; phát triển kinh tế, xã hội.
    II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TN TẠI, VƯỚNG MẮC, NGUYÊN NHÂN
    III. ĐXUẤT, KIẾN NGHỊ
     

     
    B THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
    Ghi chú:
    (1) Tên văn bản quy phạm pháp luật được tổng kết
     
     

    BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------
    Số: .../TTr-BTTTT
    Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20 …….
     
    TỜ TRÌNH
    Dự án/dự thảo ...(1)...
     
    Kính gửi: Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ
     
    Thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; ....(3) , Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng dự án/dự thảo ...(1)...
    Bộ Thông tin và Truyền thông kính trình Chính ph/Thtướng Chính phủ dự án/dự tho …….(1)…… với những nội dung chính sau đây:
    I. SCẦN THIT BAN HÀNH VĂN BẢN
    II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DNG D ÁN/DTHẢO VĂN BẢN
    1. Mục đích
    2. Quan điểm chỉ đạo
    III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN/DTHẢO VĂN BẢN
    IV. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG BẢN CỦA DỰ ÁN/DTHẢO VĂN BẢN
    1. Bố cục
    2. Nội dung cơ bản
    V. Ý KIẾN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG, TCHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN VÀ Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA BTƯ PHÁP
    1. Ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan
    Ngày ... tháng ... năm 201...., Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số ..../BTTTT- ...(2).. gửi các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan đề nghị góp ý kiến đối với dự án/dự thảo; đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ; của Bộ Thông tin và Truyền thông; tổ chức hội thảo lấy kiến (nếu có)....(4)…….
    2. Ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp
    Ngày ... tháng ... năm…., Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số..../BTTTT-...(2)... gửi hồ sơ đề nghị xây dựng dự án/dự thảo hoặc hồ sơ dự án/dự tho đến Bộ Tư pháp thẩm định.
    Ngày .... tháng .... năm…., Bộ Tư pháp đã có ý kiến thẩm định đối với đề nghị xây dựng dự án/ dự thảo hoặc hồ sơ dự án/dự thảo tại Công văn số ..../BTP-....
    - Tóm tắt ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
    - Về những ý kiến cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu, tiếp thu và giải trình như sau:
    ………………………………………………………………………………………………………
    VI. NHỮNG VN Đ XIN Ý KIN (NẾU CÓ)
    Trên đây là Tờ trình về dự án/dự thảo...(1)..., Bộ Thông tin và Truyền thông xin kính trình Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
    (Xin gửi kèm theo: ……………(5).
     


    Nơi nhận:
    - Như trên;
    -……………..;
    -……………..;
    - Lưu: VT, ….(6).A.XX
    BỘ TRƯỞNG
    (Chữ ký, dấu)
    Ghi chú:
    (1) Tên dự án/dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
    (2) Tên cơ quan trình.
    (3) Tên Nghị quyết của Quốc hội (trường hợp luật, pháp lệnh, nghị quyết) hoặc Chương trình công tác của Chính phủ (trường hợp nghị định; quyết định).
    (4) Nêu tóm tắt tổng số ý kiến nhận được qua đường công văn; qua Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.
    (5) Các tài liệu hồ sơ trình theo quy định tại Quy chế này.
    (6) Chữ viết tắt tên cơ quan/đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).
     
     

    BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG
    ………….(1)………….
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    --------------
    Số: .../TTr-...(2)...
    Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20...
     
    TỜ TRÌNH
    Dự thảo …………………(3)…………………….
     

    Kính trình:

    -
    Bộ trưởng ……….………;
    -
    Thứ trưởng ……………..
     
    Thực hiện Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 20……… thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc văn bản được giao chủ trì xây dựng Dự thảo Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông ……….....(3) ………………..,  …………………..(1)………………………… kính trình Bộ trưởng như sau:
    I. SCẦN THIẾT BAN HÀNH THÔNG TƯ
    II. QUÁ TRÌNH XÂY DNG THÔNG TƯ
    III. KT CẤU VÀ NỘI DUNG BẢN CỦA THÔNG TƯ
    IV. TIẾP THU, GIẢI TRÌNH Ý KIẾN GÓP Ý
    ………………....(1)………………………… kính trình Bộ trưởng xem xét, quyết định./.
     


    Nơi nhận:
    - Như trên;
    -
    Thứ trưng phụ trách lĩnh vực;
    -
    Vụ Pháp chế;
    - ………………….
    - Lưu: VT,...
    QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
    (Chữ ký, dấu)




    Họ và tên
    Hồ sơ trình kèm theo:
    - Dự thảo Thông tư;
    - Báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế;
    - Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định;
    - ………….
    Ghi chú:
    (1) Tên đơn vị chủ trì soạn thảo
    (2) Tên viết tắt của đơn vị chtrì soạn thảo
    (3) Tên văn bản.
     

    BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG
    VỤ PHÁP CHẾ
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------
    Số: …………../BC- PC
    Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20….
     
    BÁO CÁO THM ĐỊNH
    Dự thảo ……………..(1)………………
     
    Kính gửi: .............................. (2)……………………….
     
    Thực hiện Quyết định số 2353/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật và tham gia góp ý kiến vào các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ Thông tin và Truyền thông, Vụ Pháp chế sau khi xem xét đánh giá hồ sơ thẩm định dự thảo.... có ý kiến như sau:
    I. Sự cần thiết ban hành thông tư;
    II. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của thông tư;
    III. Sự phù hợp của nội dung dự thảo thông tư với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự tho thông tư với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
    IV. Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư (nếu có); việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo thông tư (nếu có);
    V. Về các vấn đề khác có liên quan đến dự thảo Thông tư: việc tuân thủ trình tự soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, kỹ thuật, ngôn ngữ soạn thảo.. và các vấn đề khác có liên quan đến dự thảo Thông tư.
    Trên đây là báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế về dự thảo ... (1)…, đề nghị Quý đơn vị nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo và gửi Vụ Pháp chế báo cáo tiếp thu, giải trình báo cáo thẩm định trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành.
     


    Nơi nhận:
    - Như trên;
    -
    Thứ trưng phụ trách lĩnh vực;
    -
     Lưu: PC.
    VỤ TRƯỞNG
    Ghi chú:
    (1) Tên dự thảo văn bản;
    (2) Tên đơn vị đề nghị thẩm định.
     
     

    BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG
    ………….(1)………….
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------
    Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20….
     
    PHIẾU XIN Ý KIẾN CÁC THỨ TRƯỞNG
    Về dự thảo văn bản...(2)…….
     

    Kính gửi:
     

    - Thứ trưởng...(3) ……..
    - Thứ trưởng...(3) ……..
    - …………..(3)…………..
     
    Dự thảo văn bản….(2)…………. đã được các cơ quan liên quan cho ý kiến, Vụ Pháp chế đã có báo cáo thẩm định và ………..(1)…………… đã tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo văn bản.
    ….(1) xin ý kiến các đồng chí Thứ trưởng về những vấn đề sau:
    I. MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THCẦN XIN Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO
    (Nếu đồng ý phương án nào, đánh dấu X vào ô bên cạnh)
    1. Vấn đề 1:

    Phương án 1:
    Phương án 2:
    Phương án...:
    2. Vấn đề ……….:

    Phương án 1:
    Phương án 2:
    Phương án...:
    II. Ý KIẾN (KHÁC) V DTHẢO (nếu có)
    III. BIU QUYẾT ĐỐI VỚI TOÀN BNỘI DUNG DỰ THẢO (Đánh dấu X vào một trong hai ô ở bên cạnh)

    1. Thông qua (sau khi các ý kiến trên được tiếp thu)
    2. Không thông qua (nêu rõ lý do)……………………..
     

    THỨ TRƯỞNG
    (Ký tên, đóng dấu, họ và tên)
    Ghi chú:
    (1) Tên cơ quan trình văn bản.
    (2) Tên dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
    (3) Tên các Thứ trưởng lấy ý kiến.
     
     

    BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------
    Số:          /QĐ-BTTTT
    Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20….
     
    QUYẾT ĐỊNH
    Đính chính Thông tư/Thông tư liên tịch …………….(1)…………….
    BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
     
    Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
    Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
    Căn cứ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
    Căn cứ Quyết định số 2353/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chế xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật và tham gia góp ý đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
    Xét đề nghị của ………….(2)………... và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Đính chính ....(1), như sau:
    1. Nội dung đã ban hành ...................................................... đính chính là ..............................
    2. .......
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, nội dung đính chính tại Quyết định này là một phần không tách rời của Thông tư ....(1) ……………….
    Điều 3. Trách nhiệm..../.
     

    Nơi nhận:
    - Các cơ quan, tổ chức ở phần nơi nhận Thông tư được đính chính;
    -
    Công báo;
    -
    Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
    -
    Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Cổng thông tin điện tử.
    -
    Lưu: VT, ……..
    ………..(3)………
     
    Ghi chú:
    (1) Tên văn bản được đính chính
    (2) Cơ quan chủ trì xây dựng văn bản
    (3) Thẩm quyền và tên người ký văn bản
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
    Ban hành: 22/03/2012 Hiệu lực: 01/07/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Pháp lệnh 03/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về pháp điển hệ thống Quy phạm pháp luật
    Ban hành: 16/04/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 132/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
    Ban hành: 16/10/2013 Hiệu lực: 02/12/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, số 80/2015/QH13
    Ban hành: 22/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
    Ban hành: 14/05/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    06
    Thông tư 12/2013/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định quy trình ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
    Ban hành: 07/08/2013 Hiệu lực: 23/09/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 2365/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2017 thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Thông tin và Truyền thông
    Ban hành: 30/12/2016 Hiệu lực: 30/12/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 2353/QĐ-BTTTT về việc ban hành Quy chế xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật và tham gia góp ý kiến vào các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ Thông tin và Tru

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Thông tin và Truyền thông
    Số hiệu:2353/QĐ-BTTTT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:30/12/2016
    Hiệu lực:30/12/2016
    Lĩnh vực:Tư pháp-Hộ tịch, Thông tin-Truyền thông
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Trương Minh Tuấn
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X