hieuluat

Công văn 2425/BVHTTDL-TV hoạt động phục vụ người cao tuổi trong các thư viện công cộng

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịchSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:2425/BVHTTDL-TVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vũ Dương Thúy Ngà
    Ngày ban hành:30/06/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:30/06/2020Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
    VÀ DU LỊCH
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------

    Số: 2425/BVHTTDL-TV
    V/v: Tăng cường hoạt động phục vụ người cao tuổi trong các thư viện công cộng

    Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2020

     

     

     

    Kính gi: SVăn hóa, Thể thao và Du lịch/S Văn hóa và Ththao/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tnh/thành phố

     

    Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 đã quy định quyn được hưng của người cao tuổi đối với một số hoạt động văn hóa, th thao, gii trí, trong đó người cao tui được “cung cấp thông tin, tài liệu, người hướng dn để người cao tuổi tham gia học tập, nghiên cứu”. Sau hơn 10 năm thực hiện, các chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi được các cấp, ngành và xã hội quan tâm, triển khai có hiệu quả.

    Trong lĩnh vực thư viện, các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt Luật Thư viện - có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 đã cụ thể hóa chính sách của Nhà nước, quy định của Luật Người cao tuổi. Theo đó, người cao tuổi không thể tới thư viện được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin miễn phí khi có yêu cầu phù hợp với điều kiện cụ thể của thư viện (khoản 2 và khoản 5 Điều 44 Luật Thư viện).

    Trong thời gian qua, tại nhiều địa phương, các thư viện, phòng đọc cơ sở, tủ sách do người cao tuổi thành lập và vận hành đã hoạt động hiệu quả, trở thành điểm đến của người dân và thiếu nhi tại cơ sở, góp phần hỗ trợ người dân được tiếp cận thông tin, thực hiện học tập suốt đời.

    Nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Người cao tuổi và một số quy định của Luật Thư viện đối với người cao tuổi, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/các Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch/các Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh/thành phố chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng các cấp tăng cường và nâng cao chất lượng công tác phục vụ người cao tuổi, cụ thể:

    1. Tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách chăm sóc đối với người cao tuổi, phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và các quy định hiện hành.

    2. Tiếp tục kiện toàn, củng cố và hiện đại hóa hệ thống thư viện cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi tiếp cận, sử dụng và khai thác tài nguyên thông tin thư viện phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập và giải trí. Tùy vào điều kiện thực tế, các thư viện triển khai:

    a) Bổ sung, tổ chức tài nguyên thông tin, xây dựng các bộ sưu tập, sản phẩm chuyên đề hướng đến người cao tuổi;

    b) Bố trí không gian, phòng đọc, tiện ích thư viện phù hợp với người cao tuổi;

    c) Miễn hoặc giảm phí làm thẻ bạn đọc, giá dịch vụ thư viện cho người cao tuổi.

    3. Đa dạng hóa phương thức phục vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người cao tuổi:

    a) Triển khai nghiên cứu nhu cầu của người cao tuổi để có phương thức phục vụ phù hợp;

    b) Tổ chức, hướng dẫn người cao tuổi sử dụng hiệu quả tiện ích thư viện, công nghệ hiện đại trong việc tìm kiếm và sử dụng nguồn tài nguyên thông tin thư viện;

    c) Tổ chức luân chuyển tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện, tăng cường phục vụ lưu động tới các trại dưỡng lão, viện dưỡng lão hoặc nơi có nhiều người cao tuổi sinh sống; tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin tại nhà thông qua dịch vụ thư viện lưu động hoặc gửi qua bưu chính, không gian mạng phù hợp với hoạt động của thư viện;

    d) Phối hợp với Hội Người cao tuổi tổ chức trưng bày, triển lãm, tọa đàm, về các chủ đề liên quan đến người cao tuổi, các vấn đề người cao tuổi quan tâm;

    đ) Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thư viện để huy động mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ về phát triển văn hóa đọc cho người cao tuổi.

    4. Phối hợp, hướng dẫn để người cao tuổi tham gia quản lý và vận hành các phòng đọc, tủ sách cơ sở, tổ chức thư viện cộng đồng phục vụ người dân trên địa bàn.

    Tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế chính sách hỗ trợ (hướng dẫn nghiệp vụ thư viện, tổ chức, quản lý thư viện; luân chuyển và tặng tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện...) cho các thư viện do người cao tuổi thành lập, quản lý trên địa bàn.

    Đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao về Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng nghiêm túc triển khai thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện lồng ghép trong các báo cáo định kỳ về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện) theo quy định./.

     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ trưởng (để báo cáo);
    - Thứ trưởng Trịnh Thị Thúy (để báo cáo);
    - Thư viện Quốc gia Việt Nam:
    - Thư viện tỉnh/thành phố;
    - Lưu: VT, TV, ĐT.140

    TL. BỘ TRƯỞNG
    VỤ TRƯỞNG VỤ THƯ VIỆN




    Vũ Dương Thúy Ngà

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Người cao tuổi của Quốc hội, số 39/2009/QH12
    Ban hành: 23/11/2009 Hiệu lực: 01/07/2010 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Luật Thư viện của Quốc hội, số 46/2019/QH14
    Ban hành: 21/11/2019 Hiệu lực: 01/07/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X