hieuluat

Kế hoạch 199/KH-UBND phát triển phong trào Thể dục thể thao quần chúng Tp.Hà Nội đến 2025

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:199/KH-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Ngô Văn Quý
    Ngày ban hành:05/09/2019Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:05/09/2019Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    -------

    Số: 199/KH-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2019

     

     

    KẾ HOẠCH

    PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025

     

    Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, thể thao đến năm 2020; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 09/7/2012 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, thể thao Thủ đô đến năm 2020; Quyết định số 369/QĐ/UBND ngày 16/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Thể dục thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Luật số 26/2018/QH14 ngày 14/6/2018 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao; Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28/8/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030; Thông tư 01/2019/TT-BVHTTDL ngày 17/01/2019 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về Thông tư quy định về đánh giá phong trào Thể dục, thể thao quần chúng; Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch phát triển phong trào Thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 như sau:

    I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

    1. Mục tiêu:

    - Xây dựng thành công sự nghiệp Thể dục thể thao Thủ đô phát triển, góp phn nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc và chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô, đạt được vị thế ngày càng cao hơn trong các hoạt động Thể dục thể thao quốc gia và quốc tế.

    - Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động Thể dục thể thao quần chúng, hình thành nề nếp rèn luyện thân thể thường xuyên cho người dân; Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học cho thanh thiếu niên, học sinh; Phát triển mạnh phong trào TDTT trong đối tượng cán bộ, CNVC lao động, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật... đáp ứng cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

    - Đa dạng hóa các hoạt động TDTT quần chúng, các loại hình TDTT giải trí đáp ứng nhu cầu rèn luyện thân thể và giải trí của mọi người;

    - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi TDTT làm điều kiện cơ bản đảm bảo cho phong trào TDTT quần chúng phát triển bền vững, đến năm 2025 phấn đấu các trường học, xã, phường, thị trấn có đủ cơ sở vật chất TDTT phục vụ việc sinh hoạt và tập luyện của học sinh, sinh viên và nhân dân.

    - Đ cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc quản lý về tổ chức phong trào TDTT qun chúng tại đơn vị, xây dựng cơ quan, đơn vị, xã, phường, quận, huyện, thị xã là đơn vị tiên tiến xuất sắc thành phố về phong trào TDTT quần chúng.

    2. Chỉ tiêu:

    (1) Về tiêu chí số người tập luyện TDTT thường xuyên: 42-43% dân số;

    (2) Về tiêu chí số gia đình thể thao: 35-36% tổng số hộ gia đình;

    (3) Về tiêu chí HLV, HDV, cộng tác viên TDTT: 100% có trình độ chuyên môn TDTT;

    (4) Về tiêu chí số câu lạc bộ TDTT: 100% CLB TDTT được thành lập theo quy định, tổ chức các hoạt động thể thao nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần và thành tích thể thao cho người tập;

    (5) Về tiêu chí số công trình thể thao:

    Mỗi xã, phường, thị trấn có:

    - Nhà tập luyện, thi đấu thể thao đa năng.

    - B bơi đơn giản hoặc bể bơi thông minh.

    - Sân tập luyện, thi đấu thể thao ngoài trời.

    - Tối thiểu 50% xã phường thị trấn có điểm tập TDTT miễn phí ngoài trời.

    (6) Về tiêu chí số giải thể thao quần chúng:

    - Cấp thành phố: từ 55-60 giải/năm;

    - Cấp quận, huyện, thị xã: từ 30-35 giải/năm;

    - Cấp xã, cơ quan, trường học: từ 5-6 giải/năm.

    II. NHIỆM VỤ

    1. Xây dựng và phát triển TDTT quần chúng:

    1.1. Xây dựng và phát triển phong trào TDTT:

    * Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao và UBND các quận, huyện, thị xã.

    - Đổi mới nhận thức và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác TDTT. Có kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch chung của Thành phố, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt là công tác quy hoạch đất đai, công trình thể thao phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu của quần chúng nhân dân trên địa bàn;

    - Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, vận động mọi đối tượng quần chúng nhân dân tham gia tập luyện và thi đấu TDTT nhằm nâng cao sức khỏe để học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc. Mở rộng, phát triển đa dạng các loại hình tập luyện và hoạt động TDTT đối với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, giúp người dân tự chọn cho mình một môn thể thao yêu thích hoặc nội dung, hình thức tập luyện phù hp để rèn luyện hàng ngày;

    - Phát triển thể thao giải trí, thể thao đường phố và cơ sở kinh doanh dịch vụ TDTT. Khai thác, bảo tồn và phát triển các loại hình thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian gắn vi lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa thể thao, đại hội TDTT ở xã, phường, thị trấn, nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân;

    - Củng cố và tăng cường hệ thống thiết chế về quản lý các mô hình TDTT quần chúng. Phấn đấu mỗi xã có từ 5-6 câu lạc bộ TDTT phù hp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của các đối tượng cư trú trên địa bàn gắn với trường học, các điểm vui chơi và các thiết chế văn hóa tại cơ sở;

    - Đẩy mạnh phát triển các loại hình CLB thể thao cơ s, mỗi năm tăng 5% slượng các CLB thể thao;

    - Duy trì hệ thống tổ chức thi đấu các giải thể thao, hội thi thể thao cho mọi người.

    - Tổ chức tuyên truyền, vận động để người dân chủ động, tích cực tham gia tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe đạt và vượt các chỉ tiêu thành phố đề ra;

    - Đẩy mnh công tác bồi dưỡng, đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, giáo viên và cộng tác viên thể thao.

    1.2. Phát triển giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trường học

    * Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và đào tạo.

    - Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và hoạt động TDTT học đường, phát hiện nhiều nhân tố mới cho nền thể thao của Thủ đô và quốc gia. Phát triển thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh;

    - Thực hiện giáo dục thể chất kết hợp với vui chơi giải trí để hình thành kỹ năng vận động cơ bản, nâng cao thể chất và tinh thần cho học sinh. Tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn thể dục trong nhà trường và các hoạt động ngoại khóa theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT.

    - Tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khóa:

    + Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp TDTT với hoạt động vui chơi giải trí, chú trọng nhu cầu tập luyện TDTT tự chọn của học sinh;

    + Đủ giáo viên chuyên trách TDTT đạt chuẩn trình độ giảng dạy nội khóa tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố;

    + Phấn đấu 99% tỷ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định;

    + Đảm bảo các trường học xây mới phải có khu giáo dục thể chất cho học sinh đúng tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

    - Phát triển hoạt động TDTT ngoại khóa:

    + Phấn đấu 100% số trường phổ thông tổ chức Hội khỏe Phù Đổng trong từng năm học tối thiểu từ 05 môn trở lên. Cấp quận, huyện, thị xã tổ chức từ 8 - 10 môn. Cấp thành phố tổ chức từ 12-15 môn.

    + Xây dựng hệ thống câu lạc bộ TDTT, các lớp năng khiếu thể thao trong trường học. Mỗi đơn vị có tối thiểu từ 3 câu lạc bộ thể thao trở lên;

    + Số trường phổ thông có đủ sân bãi, dụng cụ TDTT đạt trên 70%;

    + Mỗi trường học tối thiểu phấn đu có từ 01 bể bơi thông minh trở lên để tổ chức dạy bơi và phòng chống đuối nước cho học sinh; 100% số trường đưa môn bơi vào chương trình hoạt động TDTT ngoại khóa, tiến tới xóa mù bơi cho trẻ em năm 2020;

    1.3. Phát triển TDTT trong công nhân viên chức-lao động, lực lượng vũ trang, thanh niên, phụ nữ, nông dân, người cao tuổi

    1.3.1. Phong trào TDTT trong CNVC-LĐ.

    *Cơ quan chủ trì: Liên đoàn lao động thành phố.

    - Mỗi cơ quan, xí nghiệp có tối thiểu 2 câu lạc bộ TDTT trở lên thu hút CNVC-LĐ tham gia tập luyện.

    - Phấn đấu tỷ lệ CNVC-LĐ tập luyện TDTT thường xuyên trên 80%;

    - Hàng năm tổ chức từ 2-3 giải thể thao trong cán bộ CNVC-LĐ.

    - 100% đơn vị tổ chức cho CNVC-LĐ tập thể dục giữa giờ/ngày.

    - Tổ chức tốt Hội khỏe CNVC-LĐ Thủ Đô theo quy định.

    1.3.2. Phong trào TDTT trong lực lượng vũ trang.

    *Cơ quan chủ trì: Công an thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô.

    - Triển khai kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong độ tuổi quy định cho toàn bộ cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang và phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ chiến sỹ đạt tiêu chuẩn chiến sỹ khỏe là 100%;

    - Duy trì các câu lạc bộ TDTT trong lực lượng vũ trang, thu hút cán bộ, chiến sĩ tập luyện một cách tự giác. Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn “chiến sĩ khỏe” cho cán bộ, chiến sỹ;

    - Hàng năm tổ chức từ 2-3 giải thể thao trong lực lượng vũ trang.

    - Tổ chức tốt Hội khỏe, Đại hội TDTT trong lực lượng vũ trang theo quy định.

    1.3.3. Phong trào TDTT trong thanh thiếu niên.

    *Cơ quan chủ trì: Thành đoàn Hà Nội.

    - Duy trì phong trào Khỏe để lập nghiệp và giữ nước” trong thanh thiếu niên, làm nòng cốt cho cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Gắn việc xây dng phong trào tập luyện TDTT trong thanh, thiếu niên với phòng, chống và bài trừ các tệ nạn xã hội.

    - Hàng năm tổ chức từ 2-3 giải thể thao cho thanh thiếu niên.

    - Tổ chức tốt hoạt động TDTT cho thanh thiếu niên trong dịp hè.

    1.3.4. Phong trào TDTT trong Phụ nữ.

    *Cơ quan chủ trì: Hội Liên hiệp Phụ nữ.

    - Xây dựng mô hình Mỗi phụ nữ chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để tập hàng ngày. Phấn đấu mỗi tchức Hội phụ nữ cấp xã, phường có tối thiểu 01 CLB TDTT. Đề cao vai trò tích cực của phụ nữ trong việc động viên các thành viên trong gia đình tập TDTT thường xuyên, góp phần xây dựng, phát triển làm nòng cốt trong việc xây dựng gia đình thể thao.

    - Hàng năm tổ chức từ 2-3 giải thể thao cho phụ nữ.

    - Tổ chức tốt Hội khỏe Phụ nữ Thủ Đô theo quy định.

    1.3.5. Phong trào TDTT trong Nông dân.

    *Cơ quan chủ trì: Hội Nông dân thành phố.

    - Phát triển phong trào tập luyện TDTT vùng nông thôn, hưởng ứng cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Xây dựng và phát triển phong trào TDTT ở cơ sở theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Vận động nông dân mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để luyện tập vì sức khỏe. Đổi mới và nâng cao chất lượng các giải thể thao nông dân. Thành lập câu lạc bộ TDTT ở các cấp Hội dựa trên cơ sở các môn thể thao truyền thống và phong trào truyền thống của từng đơn vị; Chú trọng phát triển các môn thể thao để tập luyện, thu hút được nhiều ngưi tham gia, ít phải đầu tư cơ sở vật chất;

    - Hàng năm tổ chức từ 2-3 giải thể thao cho nông dân.

    - Tổ chức tốt Hội thao Nông dân thành phố theo quy định.

    1.3.6. Phong trào TDTT trong Người cao tuổi.

    *Cơ quan chủ trì: Ban đại diện Người cao tuổi thành phố.

    - Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi tập luyện TDTT để khôi phục sức khỏe, nâng cao tui thọ, với phương châm Sống vui - Sống khỏe - sống có ích cho xã hội. Phát trin ngày càng nhiều câu lạc bộ, nhóm tập luyện TDTT của người cao tuổi, các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời tại địa phương.

    - Hàng năm tổ chức từ 2-3 giải thể thao cho Người cao tuổi.

    - Tổ chức tốt Hội thao Người cao tuổi thành phố theo quy định.

    1.3.7. Phong trào TDTT cho đồng bào dân tộc miền núi.

    *Cơ quan chủ trì: Ban dân tộc thành phố.

    - Động viên đồng bào dân tộc thiểu số luyện tập TDTT. Duy trì tổ chức các giải thể thao dân tộc miền núi thuộc huyện vùng sâu vùng xa. Phối hp tổ chức các giải thể thao dân tộc như: Bóng chuyền, Kéo co, Đẩy gậy, Bắn nỏ, Việt dã... thông qua giải đấu đã thu hút được đông đảo người dân tham dự.

    - Tổ chức tốt Hội thao dân tộc miền núi theo quy định.

    1.3.8. Phong trào TDTT cho người khuyết tật

    *Cơ quan chủ trì: Sở Lao động Thương binh xã hội.

    - Quan tâm đầu tư, giúp người khuyết tật vượt khó khăn và hòa nhập cộng đồng. Lựa chọn các môn phù hp với trạng thái thể lực của từng người. Tham dự các giải thể thao người khuyết tật toàn quốc và đóng góp cho đội tuyển quốc gia tham dự các giải quốc tế.

    - Hàng năm tổ chức tối thiểu 1 giải thể thao cho người khuyết tật gắn với giải thể thao cấp thành phố (người khuyết tật có thể tham gia).

    2. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất, công trình cho hoạt động TDTT quần chúng:

    - Tiếp tục thực hiện đề án, quy hoạch về TDTT trong đó tập trung đầu tư, nâng cấp, xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, quỹ đất cho hoạt động TDTT đạt: 3,0m2/người dân;

    - Đầu tư cơ sở vật chất dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời tại các điểm công trình công cộng (Công viên, vườn hoa, hành lang xanh) quận, huyện, thị xã phục vụ nhân dân rèn luyện sức khỏe);

    - Sử dụng có hiệu quả các Nhà văn hóa - khu thể thao, các thiết chế văn hóa TDTT xã phường thị trấn;

    - Cấp quận, huyện, thị xã: Đầu tư xây dựng và sử dụng có hiệu quả các công trình TDTT theo quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 (Phụ lục 2);

    - Tiếp tục nâng cấp và xây mới các công trình TDTT đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ tổ chức các hoạt động TDTT thành phố, quốc gia, quốc tế.

    III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

    1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đng, sự chỉ đạo của chính quyền từ thành phố đến cơ sở đối với công tác phát triển sự nghiệp TDTT:

    - Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực TDTT;

    - Xác định rõ công tác phát triển TDTT là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền, phải đưa nội dung này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

    2. Công tác tuyên truyền:

    - Tổ chức công tác tuyên truyền Luật TDTT, Nghị định 36/2019/NĐ-CP và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực TDTT, về tác dụng, li ích của luyện tập TDTT, qua đó giúp cán bộ và nhân dân nhận thức rõ ý nghĩa, tác dụng của việc rèn luyện thân thể, tích cực tham gia các hoạt động TDTT phù hp với sở thích, lứa tuổi, trình độ thể lực, hình thành ý thức tự giác say mê luyện tập.

    - Các cơ quan báo chí, truyền hình Thành phố có kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động TDTT của từng cá nhân, gia đình và tập thể, cơ quan, doanh nghiệp;

    - Tuyên truyền các hoạt động tập luyện thể dục buổi sáng tại cộng đồng; thể dục giữa giờ tại các cơ quan, công sở trên toàn thành phố;

    - Tuyên truyền về li ích tác dụng của việc tập luyện môn bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, đồng thời vận động toàn dân tích cực tập luyện môn bơi nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực, phòng, chống bệnh tật cho trẻ em và cộng đồng;

    - Tuyên truyền rộng rãi các biện pháp tập luyện thể thao, xây dựng lối sống lành mnh, phòng chống nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho đại bộ phận người dân;

    - Phổ cập thông tin, kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng, phát triển thể chất, tầm vóc cho nhi đồng, thanh niên, thiếu niên trong các trường học, tuyên truyền thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi, tập luyện, thi đấu TDTT trong các nhà trường.

    3. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động TDTT quần chúng:

    - Từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp TDTT sang mô hình cung ứng dịch vụ công và đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo kinh phí.

    - Phát triển hệ thống Liên đoàn, hiệp hội TDTT; Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Liên đoàn, hiệp hội; Chuyển giao từng bước các hoạt động trong lĩnh vực TDTT cho các Liên đoàn, hiệp hội TDTT.

    - Khuyến khích phát triển các cơ sở kinh doanh hoạt động TDTT, thực hiện xã hội hóa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thể thao cho Thủ đô;

    - Tuyên truyền, vận động, vinh danh người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào quá trình xã hội hóa TDTT các cấp của Thủ đô;

    4. Tăng cường đầu tư nguồn nhân lực và cơ sở vật chất TDTT:

    - Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển TDTT: Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ TDTT cho các xã, phường, thị trấn, CLB cơ sở, các huấn luyện viên, trọng tài các cấp. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trong các trường phổ thông; mở các lp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn hàng năm;

    - Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các cơ shiện có đảm bảo cho các hoạt động TDTT của xã, phường, thị trấn và huyện, thị xã, thành phố (theo Quyết định số 369/QĐ/UBND ngày 16/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020);

    - Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời tại các điểm công trình công cộng (Công viên, vườn hoa, hành lang xanh) các quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội phục vụ nhân dân rèn luyện sức khỏe (theo Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28/8/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030).

    5. Kinh phí thực hiện:

    - Kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển phong trào TDTT quần chúng thành phố Hà Nội đến năm 2025 được bố trí hàng năm trong dự toán ngân sách chi hoạt động thường xuyên của Sở Văn hóa và Thể thao đối với cấp Thành phố; của UBND quận, huyện, thị xã, thành phố đối vi cấp huyện và UBND xã, phường, thị trấn đối với cấp xã;

    - Huy động nguồn kinh phí XHH để tổ chức các hoạt động TDTT quần chúng.

    IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

    1. Sở Văn hóa và Thể thao:

    Là đơn vị thường trực, chịu trách nhiệm toàn diện chủ trì phối hp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này với các nội dung chủ yếu như sau:

    - Tổ chức triển khai Luật TDTT, Nghị định 36/2019/NĐ-CP, Thông tư 01/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đánh giá phong trào TDTT quần chúng.

    - Tổ chức kiểm tra đánh giá phong trào TDTT quần chúng các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị theo quy định.

    - Tăng cường quản lý và sử dụng đất các công trình thể thao của xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã và thành phố;

    - Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động hàng năm, giai đoạn, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND thành phố theo quy định.

    2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

    - Phối hp Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng các kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cơ sở vật chất cho TDTT;

    - Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất UBND Thành phố phê duyệt cơ chế xã hội hóa xây dựng, quản lý các công trình TDTT.

    3. Sở Tài chính:

    - Phối hp vi Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan, tham mưu đề xuất UBND thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

    - Chủ trì, phối hp vi Sở Nội vụ, các sở, ngành liên quan trình UBND Thành phố ban hành quyết định hệ thống chính sách liên quan.

    4. SQuy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

    - Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quy hoạch đất dành cho công trình TDTT các cấp và thiết lập chế tài thực hiện các quy định này;

    - Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã bố trí quỹ đất dành cho phát triển sự nghiệp TDTT theo quy hoạch.

    5. Sở Xây dựng:

    Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị có liên quan đề xuất văn bản quy định xây dựng các công trình TDTT song song với việc xây dựng và phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố.

    6. Sở Giáo dục và Đào tạo:

    - Chủ trì phối hp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nội vụ rà soát bố trí đủ giáo viên TDTT cho các trường, đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo, tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp; tổ chức các giải thi đấu thể thao học sinh cấp thành phố; chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh trong các nhà trường; tổ chức đánh giá đơn vị tiên tiến xuất sắc về TDTT quần chúng khối trường học;

    - Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ đối với giáo viên thể dục thể thao;

    - Chỉ đạo công tác xây dựng, cải tạo trường học đảm bảo yêu cầu có khu giáo dục thể chất theo quy định.

    7. Sở Nội vụ:

    - Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành lập, kiện toàn, giải thể các Liên đoàn, Hội thể thao thành phố theo quy định;

    - Phối hp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất, bố trí biên chế giáo viên TDTT các trường học, các cấp học trình UBND Thành phố.

    8. SLao động, Thương binh và Xã hội:

    Triển khai kế hoạch và phát triển phong trào luyện tập TDTT cho đối tượng trẻ em và người khuyết tật. Phối hợp tổ chức các giải thể thao dành cho trẻ em và người khuyết tật trong dịp hè.

    9. Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô:

    - Phát động phong trào tập luyện và tham gia các hoạt động TDTT trong cán bộ, chiến sĩ;

    - Duy trì công tác rèn luyện thân thbắt buộc trong lực lượng vũ trang;

    - Tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao hàng năm.

    10. Đề nghị Ban tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội:

    Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng về phát triển phong trào thể thao quần chúng tại Hà Nội, đặc biệt là các hoạt động truyền thông.

    11. Cơ quan báo chí Hà Nội:

    Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ, quảng bá về các hoạt động tập luyện các môn thể thao quần chúng tới đông đảo nhân dân.

    12. UBND quận, huyện, thị xã:

    Căn cứ Kế hoạch của thành phố chủ động xây dng kế hoạch phát triển phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Thường xuyên kiểm tra và phối hp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao trong việc thực hiện kế hoạch. Định kỳ 6 tháng/năm báo cáo kết quả thực hiện với UBND Thành phố (qua Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp)./.

     

    Nơi nhận:
    - Bộ VHTT&DL;
    - Tổng cục TDTT;
    - TT TU; HĐNDTP;
    - Đ/c CT UBND Thành ph
    ; (Để báo cáo)
    - Các Đ/c Phó Chủ tịch UBND TP;
    - Ban Tuyên giáo Thành ủy;
    - Các sở, ngành, đoàn thể;
    - UBND quận, huyện, thị xã;
    - Đ/c CVP UBND TP;
    - Các
    đ/c PVP UBND TP;
    - Lưu VX, VT.

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH




    Ngô Văn Quý

     

     

    PHỤ LỤC 1

    TIÊU CHÍ PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025

     

    TT

    Giai đoạn

    Tiêu chí

    2019

    2021

    2025

    1

    S người tập luyện TDTT thường xuyên (%)

    40

    41

    43

    2

    S gia đình thể thao (%)

    29

    30

    33

    3

    Số cộng tác viên thể thao (%)

    0.15

    0.2

    0.3

    4

    Số câu lạc bộ TDTT (CLB)

    3.500

    3.600

    3.750

    5

    Số trường học đảm bảo giáo dục thể chất nội khóa đúng quy định (%)

    100

    100

    100

    6

    Số trường thc hin tp luyn TDTT ngoi khóa (%)

    98

    100

    100

    7

    Số hc sinh các cấp đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (%)

    98

    99

    99

    8

    Số chiến sĩ quân đội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (%)

    99

    100

    100

    9

    Số chiến sĩ công an đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (%)

    99

    100

    100

    10

    Số giải đấu thể thao cấp thành phố (giải)

    54

    56

    60

    11

    Diện tích đất dành cho thể thao (m2/người)

    2.4

    2.6

    3.0

     

    PHỤ LỤC 2

    CÔNG TRÌNH TDTT QUẦN CHÚNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025

     

    Tên công trình

    Quy mô

    Số lượng

    Ghi chú

    Đến 2021

    Đến 2025

     

    I. Cấp quận, huyện, thị xã (Trung tâm VHTT&TT):

     

    1. Sân vận động

    1000-3000 chỗ ngồi ở khán đài (những sân quy mô lớn có thể có mái che)

    01

    01

     

    2. Nhà tập luyện và thi đấu

    500-1500 khán giả

    1-2

    3-4

     

    3. Sân tập

    Sân tập môn bóng r, bóng chuyền, bóng ném, cầu lông, tennis.

    4-5

    6-7

     

    4. Bể bơi

    Một squận, huyện, thị xã có thể xây dựng bể bơi tuần hoàn có nước nóng phục vụ 4 mùa

    1-2

    1-2

     

    5. Khu thể thao giải trí cho trẻ em

     

    1-2

    2-3

     

    6. Khu GDTC trong trường học

     

    1

    1-2

    Các trường mới

    II. Cấp xã, phường, thị trấn:

     

    A. Đối với phường:

     

     

     

     

    1. Sân thể thao ph thông

    800-1200m2

    01

    01

     

    2. Phòng tập

    Đơn giản

    1-2

    2-3

     

    3. Sân tập

    Sân tập từng môn và nội dung rèn luyện thân thể như: cầu lông, đá cầu, bóng chuyền hơi, xà đơn, xà kép, thể dục dưỡng sinh...

    4-5

    6-7

     

    4. Bể bơi

    Đơn giản (phối hp gn với trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)

    01

    1-2

     

    5. Sân chơi ththao giải trí hoặc sân chơi cho trẻ em

     

    2-3

    4-5

     

    6. Tng diện tích đất

    0,5-1,0 ha

     

     

     

    B. Đối với xã, thị trấn:

     

     

     

     

    1. Sân th thao ph thông

     

    01

    01

     

    2. Phòng tập

    Đơn giản

    01

    1-2

     

    3. Sân tập

    Sân tập từng môn TDTT

    2-3

    4-5

     

    4. Bể bơi

    Đơn gin (phối hp gắn với trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)

    01

    1-2

     

    5. Sân chơi ththao giải trí hoặc sân chơi cho trẻ em

     

    2-3

    4-5

     

    6. Tng diện tích đt

    1,5 - 2,0 ha

     

     

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Kế hoạch 199/KH-UBND phát triển phong trào Thể dục thể thao quần chúng Tp.Hà Nội đến 2025

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
    Số hiệu:199/KH-UBND
    Loại văn bản:Kế hoạch
    Ngày ban hành:05/09/2019
    Hiệu lực:05/09/2019
    Lĩnh vực:Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Ngô Văn Quý
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X