hieuluat

Kế hoạch 91/KH-UBND Hà Nội xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề năm 2020

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:91/KH-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Nguyễn Văn Sửu
    Ngày ban hành:04/05/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:04/05/2020Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • ỦY BAN NHÂN DÂN

    THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    ____________

    Số: 91/KH-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

    Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2020

     

     

    KẾ HOẠCH

    Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề năm 2020

    ______________

     

    Căn cứ Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề trên địa bàn Thành phố năm 2020 như sau:

    I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

    1. Mục đích

    - Hỗ trợ các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố xây dựng, phát triển thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ gìn bản sắc truyền thống và danh tiếng vốn có của các làng nghề trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

    - Tạo điều kiện để các làng nghề của Hà Nội bảo tồn và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

    2. Yêu cầu

    - Việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề phải thực hiện đúng quy định, thu hút được sự quan tâm và tham gia của các làng nghề trên địa bàn Thành phố.

    - Các làng nghề được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể nắm được chính sách liên quan đến hỗ trợ và quảng bá thương hiệu cho làng nghề trên địa bàn Thành phố, tạo được sự chuyển biến mạnh từ nhận thức tới hành động của các làng nghề về phát triển và xây dựng thương hiệu.

    II. NỘI DUNG

    1. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ

    Các làng nghề đang làm thủ tục đề nghị công nhận và các làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống (Chưa được hỗ trợ đủ 05 nội dung được quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố) có nhu cầu hỗ trợ và được UBND quận, huyện, thị xã có văn bản đề nghị hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể từ nguồn ngân sách Thành phố.

    - Đại diện làng nghề là: là đơn vị được các thành viên của làng nghề, làng nghề truyền thống ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã, gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệp hội làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác.

    2. Nội dung hỗ trợ

    - Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu:

    - Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.

    - Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề.

    - Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề.

    - Tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Thành phố.

    3. Thứ tự ưu tiên

    Việc hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hũu nhãn hiệu tập thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:

    - Làng nghề đăng ký thực hiện đủ 05 nội dung hỗ trợ, có kế hoạch và dự toán kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, trong đó có phương án duy trì, phát triển thương hiệu sau khi được hỗ trợ xây dựng thương hiệu năm 2020.

    - Làng nghề có sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố.

    - Làng nghề có sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố.

    - Làng nghề đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể nhưng chưa đủ 05 nội dung quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố.

    4. Trình tự thực hiện

    4.1. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký của các quận, huyện, thị xã, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Kiểm tra, rà soát đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị theo thứ tự ưu tiên; phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương lựa chọn danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức hỗ trợ cho từng làng nghề.

    4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính thống nhất đồng trình UBND Thành phố phê duyệt danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức hỗ trợ kinh phí đối với từng làng nghề theo quy định.

     

    4.3. Sau khi có Quyết định của UBND Thành phố phê duyệt danh sách các làng nghề được hỗ trợ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) thực hiện: Thông báo bằng văn bản cho các làng nghề đã được phê duyệt hỗ trợ để thực hiện lựa chọn đơn vị tư vấn; cùng phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, đại diện làng nghề ký hợp đồng với đơn vị tư vấn xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề, trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm của từng bên và các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt.

    - Sau khi hoàn thành các nội dung công việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn), phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, UBND các xã và đại diện làng nghề có trách nhiệm thanh lý hợp đồng, thời gian hoàn thành trước ngày 20/11/2019 để hoàn tất thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

    5. Kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện

    TT

    Nội dung công việc

    Thời gian thực hiện

    Đơn vị chủ trì

    Đơn vị phối hợp

    1

    Nhận hồ sơ đăng ký hỗ trợ; kiểm tra đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị hỗ trợ

    Tháng 4 đến tháng  5/2019

    Sở Nông nghiệp và PTNT

    UBND các quận, huyện, thị xã

    2

    Tổ chức họp liên ngành thống nhất lựa chọn danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề

    Tháng

    5/2020

    Sở Nông nghiệp và

    PTNT

    Sở Tài chính, Sở Công Thương

    3

    Trình UBND Thành phố phê duyệt Quyết định danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề được hỗ trợ

    Tháng 6/2020

    Sở Nông nghiệp và

    PTNT

    Sở Tài chính

    4

    Dự thảo, thương thảo, ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt

    Tháng 6/2020

    Sở Nông nghiệp và PTNT

    Phòng Kinh tế các quận, hụyện, thị xã; UBND xã, đại diện làng nghề, đơn vị tư vấn

    5

    Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai thực hiện hỗ trợ thương hiệu làng nghề

    Tháng 6 đến tháng 11/2020

    Sở Nông nghiệp và

    PTNT

    Sở Công Thương, phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã; đại diện làng nghề

    6

    Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng sau khi hoàn thành các nội dung hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề

    Hoàn thành trước ngày 20/11/2020

    Sở Nông nghiệp và

    PTNT

    Phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, đại diện làng nghề, đơn vị Tư vấn

    7

    Thanh quyết toán các nội dung hỗ trợ

    Tháng 12 năm 2020

    Sở Nông nghiệp và

    PTNT

    Sở Tài chính, phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, UBND các xã; đại diện làng nghề, đơn vị Tư vấn

     

    6. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí nghiệp vụ đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội.

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

    - Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương thẩm định danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, định mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề, trình UBND Thành phố phê duyệt đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng quy định; tổng hợp tình hình, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.

    - Chủ trì, tổ chức ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, đại diện làng, đơn vị tư vấn có liên quan theo các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng, nội dung hỗ trợ trong Kế hoạch.

    - Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

    2. Sở Tài chính:

    - Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương thẩm định danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, định mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề trình UBND Thành phố phê duyệt.

    - Hướng dẫn việc thực hiện thanh, quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan.

    3. Sở Công Thương:

    Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế quận, huyện, thị xã kiểm tra, giám sát tiến tiến độ, chất lượng, nội dung triển khai thực hiện hỗ trợ theo quy định.

    4. UBND các quận, huyện, thị xã:

    - Chủ động đề xuất các làng nghề tham gia Kế hoạch Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề.

    - Chỉ đạo phòng Kinh tế, UBND các xã ký hợp đồng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) đại diện làng nghề và đơn vị tư vấn ngay sau được UBND Thành phố phê duyệt. Đồng thời, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.

    - Tổ chức tuyên truyền Kế hoạch tới các làng nghề; phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch đối với các làng nghề được hỗ trợ trên địa bàn.

    - Chỉ đạo thực hiện quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể của làng nghề sau khi được Thành phố hỗ trợ.

    5. Đại diện của làng nghề

    - Triển khai thực hiện xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể theo đúng hợp đồng đã ký kết với các bên liên quan theo quy định hiện hành.

    - Thực hiện việc thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định của pháp luật và Thành phố; quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu làng nghề sau khi đã được Thành phố hỗ trợ theo quy định.

    Trên đây là Kế hoạch hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề năm 2020 trên địa bàn Thành phố. Yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ nghiêm túc triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ và hiệu quả./.

     

    Nơi nhận:

    - Chủ tịch UBND Thành phố;

    - PCT UBND Thành phố: Nguyễn Văn Sửu;

    - Các Sở: NN&PTNT, TC, CT;

    - UBND các quận, huyện, thị xã;

    - VPUB: CVP, PCVP V.T.Anh, KT, TKBT;

    - Lưu: VT, KT.Vân

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

    KT. CHỦ TỊCH

    PHÓ CHỦ TỊCH

     

     

     

    Nguyễn Văn Sửu

     

     

     
     
     

    ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    __________

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

    Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2020

     

     

    BẢNG TỔNG HỢP

    Ý kiến góp ý dự thảo kế hoạch xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề năm 2020
    (Kèm theo văn bản số: 1120/SNN-CCPTNT ngày 02/4/2020 của Sở Nông nghiệp & PTNT)

     

    - Căn cứ Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội; Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2020 của thành phố Hà Nội.

    - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu về việc giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, tham mưu tổ chức thực hiện Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND Thành phố ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố tại văn bản số 1109/VP-KT của Văn phòng UBND Thành phố.

    Để có cơ sở trình UBND Thành phố phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã dự thảo kế hoạch Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề năm 2020 của UBND Thành phố, xin ý kiến các Sở ngành, UBND các quận huyện, thị xã. Đến ngày 06/4/2020 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được 29/29 góp ý của các Sở, ngành, quận huyện, thị xã bằng văn bản. Cơ quan soạn thảo tổng hợp góp ý và giải trình một số nội dung như sau:

     

    TT

    Tên đơn vị

    Văn bản (số, ngày, tháng, năm)

    Đồng ý với nội

    dung dự

    thảo

    Đồng ý với nội dung dự thảo nhưng có bổ sung, sửa đổi

    Ý kiến đóng góp của các Sở, ngành, quận huyện, thị xã

    Những nội dung cần giải trình, lý do

    I

    CÁC SỞ, NGÀNH 5/5 SỞ

     

     

    1

    Sở Lao động -Thương binh và Xã hội

    Số

    609/LĐTBXH-BTXH ngày 04/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    2

    Sở Kế hoạch và Đầu tư

    Số 973/SKH& ĐT-NS ngày 05/3/2020

     

    X

    Đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT rà soát bổ sung khối lượng dự kiến theo nội dung tại mục II.2.

    Sở Nông nghiệp &PTNT tiếp thu

    3

    Sở Tài chính

    1355/STC-

    TCHCSN ngày 11/3/2020

     

    X

    1. Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/02/2019 của HĐND Thành phố quy định gồm 02 chính sách, ngoài chính sách về hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề còn chính sách về hỗ trợ đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, Sở Tài chính đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố ban hành kế hoạch tổng thể để thực hiện các chính sách quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố.

    2. Về nội dung chính sách:

    2.1. Về nội dung hỗ trợ tại mục 2 - phần II dự thảo Kế hoạch của UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất:

    “- Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu.

    - Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.

    - Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề.

    - Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề.

    - Tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Thành phổ.”.

    Đề xuất nêu trên của Sở Nông nghiệp và PTNT giống với các nội dung hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/02/2019 của HĐND Thành phố. Vì vậy, Sở Tài chính đề nghị sửa lại nội dung này như sau:

    “2. Nội dung, mức hỗ trợ thực hiện theo quy đinh tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/02/2019 của HĐND Thành phố”.

    2.2. Đối với trình tự thực hiện tại mục 4 - phần II dự thảo Kế hoạch của UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất:

    4.1. Sau khi danh sách, hồ sơ đăng ký của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, rà soát đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị đăng ký của các quận, huyện, thị xã; phối hợp với Sở Tài chính lựa chọn danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề được hỗ trợ.

    4.2. Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính đồng trình UBND Thành phố ban hành Quyết định phê duyệt danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung mức kinh phí hỗ trợ xây dựng thương hiệu đối với từng làng nghề theo quy định.

    ...”

    Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Sở Tài chính đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT gộp nội dung tại mục 4.1 và mục 4.2 nêu trên thành 01 mục, cụ thể như sau:

    “4.1. Sau khi các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố lập danh sách, hồ sơ đăng ký, Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, rà soát đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị đăng ký của các quận, huyện, thị xã, lựa chọn danh sách làng nghề, đại diện làng nghề trình UBND Thành phố xem xét phê duyệt làm cơ sở triển khai đảm bảo theo chính sách Nhà nước quy định.

    ....”

    2.3. Đối với nhiệm vụ của Sở Tài chính tại mục 2 - phần III của dự thảo Quyết định, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất: “Sở Tài chính: Bố trí kinh phí; hướng dẫn việc thanh, quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước”.

    Đối với nguồn kinh phí thực hiện năm 2020, Sở Tài chính đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện là 5 tỷ đồng (giao Sở Nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND Thành phố); việc chấp hành dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Vì vậy, Sở Tài chính đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT điều chỉnh nội dung này như sau:

    “Sở Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan trong công tác triển khai thực hiện Kế hoạch”.

    - Hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng Nghề Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng kế hoạch riêng trình UBND Thành phố.

    Không tiếp thu

     

     

     

     

     

     

    Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu

    4

    Sở Khoa học và Công nghệ

    279/SKHCN- QNLHTT ngày 06/3/2020

     

    X

    - Trích yếu của Kế hoạch đề nghị cơ quan soạn thảo xem lại với trích yếu của Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố.

    - Dự thảo của kế hoạch chưa đề cập đến “Chính sách Hỗ trợ đánh giá tác động môi trường”.

    - Dự thảo Kế hoạch phải xác định rõ: Tại tiết b, khoản 2, điều 1 của Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 quy định: “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu” theo dự thảo của kế hoạch. Vì nếu xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, đề nghị thực hiện theo quy định quản lý tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN

    - Tiết 3, mục 3.II của dự thảo kế hoạch: không hợp lý vì làng nghề có khả năng thực hiện 5 nội dung, nhưng chỉ đăng ký hỗ trợ ít hơn 5 nội dung.

    Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu

    - Đánh giá tác động môi trường làng Nghề Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng kế hoạch riêng trình UBND Thành phố.

    - Tại KH này Sở Nông nghiệp đề nghị ưu tiên những làng nghề đăng ký đủ 5 nội dung để các làng nghề có điều kiện Phát triển

    5

    Sở Công Thương

     

     

     

    1. Về điều kiện hỗ trợ: Đề nghị ban soạn thảo xem lại các làng nghề đang làm thủ tục đề nghị công nhận làng nghề hoặc làng nghề truyền thống có thuộc đối tượng hỗ trợ không

    Đây là đối tượng quy định tại Nghị quyết.

     

    II

    CÁC QUẬN 06/06 QUẬN có làng nghề

     

     

    1

    Quận Bắc Từ Liêm

    610/UBND-KT ngày 06/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    2

    Quận Tây Hồ

    31/KT ngày 17/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    3

    UBND Quận Hà Đông

    568/UBND-KT ngày 05/3/2020

     

    X

    Đề nghị bổ sung thứ tự ưu tiên tại mục 3 đối cho các làng nghề đã thực hiện xong 3 nội dung; Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề; Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề.

    Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu;

    4

    UBND Quận Nam Từ Liêm

    340/UBND-KT ngày 04/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    5

    UBND Quận Long Biên

    24/KT ngày 06/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    6

    UBND Quận Hoàng Mai

    507/UBND-KT ngày 12/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    III

    CÁC HUYỆN VÀ THỊ XÃ SƠN TÂY 18/18

     

     

    1

    UBND huyện Chương Mỹ

    407/UBND-KT ngày 06/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    2

    UBND huyện Đông Anh

    469/UBND-KT ngày 09/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    3

    UBND huyện Gia Lâm

    572/UBND-KT ngày 12/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    4

    UBND huyện Hoài Đức

    39/KT ngày

    12/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    5

    UBND huyện Mê Linh

    424/UBND-KT ngày 05/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    6

    UBND huyện Mỹ Đức

    318/UBND-KT ngày 06/3/2020

     

    X

    Tại mục 3 thứ tự ưu tiên thuộc phần II nội dung; đề nghị đưa các làng nghề đã nhận hỗ trợ: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề; Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề vào thứ tự ưu tiên trong năm 2020. Để các làng nghề hoàn thiện được việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Thành phố.

    Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu;

    7

    UBND huyện Sóc Sơn

    60/KT ngày

    12/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    8

    UBND huyện Thạch Thất

    375/UBND-KT ngày 11/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    9

    UBND huyện Thường Tín

    178/UBND-KT ngày 03/3/2020

     

    X

    1. Tại Mục 4, trình tự thực hiện ở phần nội dung

    II. NỘI DUNG.

    4.3. Sau khi có Quyết định phê duyệt danh sách các làng nghề được hỗ trợ của UBND Thành phố.

    - Đại diện làng nghề (Hội, hiệp hội làng nghề được thành lập theo quy định, hợp tác xã sản xuất nghề của địa phương)....

    2. Tại Mục 6. Đơn vị thực hiện ở phần II. NỘI DUNG.

    - Đơn vị tham gia: ............ gồm: Hội, Hiệp hội làng nghề được thành lập theo quy định, hợp tác xã sản xuất nghề của địa phương.

    Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu;

    10

    UBND huyện Thanh Trì

    82/KT ngày

    04/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    11

    UBND huyện Thanh Oai

    302/UBND-KT ngày 05/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    12

    UBND huyện Ứng Hoà

    22/KT ngày

    04/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    13

    UBND huyện Phúc Thọ

    342/UBND-KT ngày 16/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    14

    UBND huyện

    Đan Phượng

    391/UBND-KT ngày 16/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    15

    UBND huyện Phú Xuyên

    405/UBND-KT ngày 09/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    16

    UBND huyện Quốc Oai

    310/UBND-KT ngày 05/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    17

    UBND Thị xã Sơn Tây

    42/KT ngày

    03/3/2020

    X

     

    Đồng ý

     

    18

    UBND huyện Ba Vì

    29/PKT ngày 06/3/2020

     

    X

    Mục 4.3, đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm của UBND xã, thị trấn, nội dung như sau:

    - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn), thông báo cho các làng nghề đã được Thành phố phê duyệt danh sách hỗ trợ; tổ chức ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với Phòng kinh tế các quận, huyện, thị xã, UBND xã, thị trấn và đại diện làng nghề (Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệp hội làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác), trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm của từng bên và các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt;

    - Sau khi hoàn thành các nội dung công việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn), Phòng kinh tế các quận, huyện, thị xã UBND xã, thị trấn và đại diện làng nghề có trách nhiệm ký thanh lý hợp đồng, thời gian hoàn thành trước ngày 30/11/2020 để hoàn tất thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

    Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu;

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát triển ngành nghề nông thôn
    Ban hành: 12/04/2018 Hiệu lực: 01/06/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề Thành phố Hà Nội
    Ban hành: 04/12/2019 Hiệu lực: 04/12/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Ngân sách Nhà nước của Quốc hội, số 83/2015/QH13
    Ban hành: 25/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Kế hoạch 91/KH-UBND Hà Nội xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề năm 2020

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
    Số hiệu:91/KH-UBND
    Loại văn bản:Kế hoạch
    Ngày ban hành:04/05/2020
    Hiệu lực:04/05/2020
    Lĩnh vực:Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Văn Sửu
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X