hieuluat

Quyết định 299/QĐ-BXD về việc phê duyệt Đề án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2020"

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Xây dựngSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:299/QĐ-BXDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phạm Hồng Hà
    Ngày ban hành:12/04/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:12/04/2017Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xây dựng
  • BỘ XÂY DỰNG
    -------
    Số: 299/QĐ-BXD
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2017
     
    QUYẾT ĐỊNH
    ---------------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
     
     
    Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
    Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng;
    Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
     

    Nơi nhận:
    - Như điều 3;
    - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Các đơn vị trực thuộc Bộ;
    - Lưu VT, KHCN.
    BỘ TRƯỞNG




    Phạm Hồng Hà
     
    NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020
    (Kèm theo Quyết định số 299/QĐ-BXD ngày 12/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
     
     
    1. Mục tiêu chung
    a) Xây dựng, hoàn thiện và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành vật liệu xây dựng;
    b) Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội của đất nước.
    2. Mục tiêu cụ thể
    Đến năm 2020, tập trung nâng cao năng suất và chất lượng của 04 nhóm vật liệu xây dựng chủ yếu: xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng. Các mục tiêu cụ thể như sau:
    2.1. Đầu tư, nâng cao năng lực 03 phòng thử nghiệm vật liệu đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
    2.2. Hình thành và duy trì hoạt động 01 trang thông tin điện tử về năng suất và chất lượng là nơi giới thiệu, chia sẻ thông tin, kiến thức và sinh hoạt của mạng lưới năng suất và chất lượng sản phẩm.
    2.3. Đào tạo được 100 chuyên gia năng suất và chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng.
    2.4. Xây dựng tối thiểu 04 mô hình điểm (mỗi nhóm sản phẩm tối thiểu 01 mô hình) làm cơ sở để tuyên truyền, vận động, phổ biến cho các cơ sở sản xuất khác học tập, áp dụng.
    2.5. Các chỉ tiêu cụ thể cho từng loại sản phẩm như sau:
    a) Ngành sản xuất xi măng
    - Xây dựng mới 05 tiêu chuẩn, soát xét 23 tiêu chuẩn hiện có phù hợp với khu vực và thế giới;
    - 58 nhà máy (đạt tỷ lệ 100%) thực hiện ISO 9001:2015 hoặc hệ thống quản lý chất lượng tương ứng;
    - 46 nhà máy (đạt tỷ lệ 79%) thực hiện ISO 14001:2015 hoặc hệ thống quản lý môi trường tương ứng;
    - 25 nhà máy (đạt tỷ lệ 43%) thực hiện đề án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;
    - 100% nhà máy được cấp phép khai thác mỏ thực hiện hoàn thổ phục hồi môi trường theo quy định;
    b) Ngành sản xuất vật liệu ốp lát
    - Xây dựng mới 09 tiêu chuẩn, soát xét 19 tiêu chuẩn hiện có phù hợp với khu vực và thế giới;
    - 83 nhà máy (đạt tỷ lệ 100%) thực hiện ISO 9001:2015 hoặc hệ thống quản lý chất lượng tương ứng;
    - 66 nhà máy (đạt tỷ lệ 79%) thực hiện ISO 14001:2015 hoặc hệ thống quản lý môi trường tương ứng;
    - 36 nhà máy (đạt tỷ lệ 43.4%) thực hiện đề án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;
    - 100% nhà máy được cấp phép khai thác mỏ thực hiện hoàn thổ phục hồi môi trường theo quy định;
    c) Ngành sản xuất sứ vệ sinh
    - Xây dựng mới 23 tiêu chuẩn, soát xét 05 tiêu chuẩn hiện có phù hợp với khu vực và thế giới;
    - 27 nhà máy (đạt tỷ lệ 100%) thực hiện ISO 9001:2015 hoặc hệ thống quản lý chất lượng tương ứng; - 22 nhà máy (đạt tỷ lệ 81.5%) thực hiện ISO 14001:2015 hoặc hệ thống quản lý môi trường tương ứng;
    - 12 nhà máy (đạt tỷ lệ 44.5%) thực hiện đề án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;
    - 100% nhà máy được cấp phép khai thác mỏ thực hiện hoàn thổ phục hồi môi trường theo quy định;
    d) Ngành sản xuất kinh xây dựng
    - Xây dựng mới 09 tiêu chuẩn, soát xét 31 tiêu chuẩn hiện có phù hợp với khu vực và thế giới;
    - 09 nhà máy (đạt tỷ lệ 100%) thực hiện ISO 9001:2015 hoặc hệ thống quản lý chất lượng tương ứng;
    - 07 nhà máy (đạt tỷ lệ 77.8%) thực hiện ISO 14001:2015 hoặc hệ thống quản lý môi trường tương ứng;
    - 04 nhà máy (đạt tỷ lệ 44.5%) thực hiện đề án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;
    1. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành sản xuất vật liệu xây dựng
    a) Phổ biến, tuyên truyền về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
    - Biên soạn tài liệu và phổ biến tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp và người sản xuất, trước hết là các doanh nghiệp trực tiếp tham gia Đề án về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng các loại sản phẩm, hàng hóa thuộc Đề án;
    - Tuyên truyền phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy trình công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, mô hình, công cụ cải tiến;
    - Biên soạn, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá về các doanh nghiệp điển hình trong việc áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để nhân rộng trong sản xuất.
    b) Thiết lập trang tin điện tử cập nhật thông tin tình hình và kết quả thực hiện Đề án, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, hệ thống quản lý cho các doanh nghiệp, người sản xuất tham khảo và áp dụng.
    2. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
    - Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) cho các nhóm sản phẩm chủ lực đáp ứng mục tiêu, yêu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực;
    - Tổ chức xây dựng, bổ sung, soát xét Quy chuẩn Việt nam (QCVN), TCVN theo quy hoạch, kế hoạch; phổ biến QCVN, TCVN; hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn cơ sở.
    3. Áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm
    - Xây dựng thí điểm và nhân rộng doanh nghiệp sản xuất áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 cho các ngành sản xuất; hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025; hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OSHAS 18001; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001...;
    - Xây dựng thí điểm và nhân rộng doanh nghiệp sản xuất áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng: 5S, Kaizen; nhóm chất lượng QCC; kỹ thuật chuẩn đoán doanh nghiệp; chỉ số đánh giá hoạt động chính KPI …;
    - Xây dựng thí điểm và nhân rộng doanh nghiệp sản xuất áp dụng mô hình hoạt động xuất sắc BE; cải tiến năng suất toàn diện PMS; quản lý chất lượng toàn diện TQM..
    4. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ
    - Xây dựng các định mức năng lượng, nguyên liệu, tiêu chí đánh giá năng suất chất lượng, hướng dẫn thực hiện và nhân rộng mô hình;
    - Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm; sử dụng nhiên liệu thay thế; các giải pháp thu hồi năng lượng, giảm tiêu thụ năng lượng; các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế tác động tới môi trường; đánh giá nhu cầu và khả năng đáp ứng nhãn xanh cho 04 nhóm sản phẩm chủ yếu (xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng).
    - Xây dựng mô hình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đối với các ngành sản xuất sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư và khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghệ cao.
    - Tổng kết và nhân rộng các mô hình đạt năng suất, chất lượng cao.
    5. Nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu
    a) Xây dựng và tăng cường hệ thống tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm
    - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý chất lượng và nhân viên phân tích đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, phân tích chất lượng;
    - Tổ chức định kỳ các lớp huấn luyện nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật tiên tiến, các giải pháp nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho cán bộ quản lý chất lượng, người làm công tác kiểm nghiệm, phân tích trong phạm vi toàn ngành;
    b) Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất lượng
    - Rà soát, đánh giá các phòng thử nghiệm của từng lĩnh vực và của toàn ngành. Đầu tư mới hoặc nâng cấp, hoàn thiện để có 03 phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm đối với 04 ngành sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu: thử nghiệm được đầy đủ các chỉ tiêu của sản phẩm theo TCVN và phòng thử nghiệm phù hợp TCVN/ISO 17025;
    - Các doanh nghiệp: tăng cường trang thiết bị phân tích cần thiết cho phòng thử nghiệm của doanh nghiệp có đủ năng lực để tự kiểm tra, phân tích được các chỉ tiêu chất lượng cơ bản.
    1. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án, Vụ Kế hoạch Tài chính tổng hợp, cân đối lập kế hoạch và dự toán chi ngân sách nhà nước, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dự toán chi ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ thuộc Đề án được giao trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Xây dựng. Kế hoạch và dự toán chi ngân sách nhà nước các nhiệm vụ của Đề án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt được giao cho các đơn vị tổ chức thực hiện.
    2. Kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ các nguồn kinh phí được cấp từ Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, kinh phí sự nghiệp khoa học, kinh phí sự nghiệp kinh tế, môi trường; kinh phí của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác:
    a) Kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ đào tạo, cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng; lập quy hoạch, kế hoạch; xây dựng TCVN và QCVN; nghiên cứu, tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng mô hình điểm và hỗ trợ nhân rộng mô hình điểm; đầu tư phát triển mạng lưới đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng; hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng.
    b) Kinh phí của doanh nghiệp để đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đầu tư, tăng cường năng lực thử nghiệm trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ TCVN và QCVN, quản lý chất lượng và đánh giá sự phù hợp cho đội ngũ cán bộ, người lao động của doanh nghiệp; tổ chức áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng.
    c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác: Nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân cho hoạt động đào tạo chuyên gia, tổ chức xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, mở rộng thông tin, truyền thông.
    3. Tăng cường hợp tác quốc tế để học tập, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng, ứng dụng khoa học và công nghệ; nâng cao năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế, phục vụ cho các hoạt động đánh giá sự phù hợp; đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với các nước.
    1. Vụ Khoa học công nghệ và môi trường có trách nhiệm:
    - Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Xây dựng xây dựng, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch và tổ chức triển khai các nhiệm vụ nêu trong Phụ lục của Quyết định này.
    - Đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ, dự án về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
    - Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ, dự án về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành sản xuất vật liệu xây dựng; báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
    2. Vụ Kế hoạch Tài chính
    - Chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Vụ Vật liệu xây dựng và các đơn vị liên quan bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp môi trường và các nguồn khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu tại phụ lục của quyết định. Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để triển khai dự án thí điểm thuộc nhiệm vụ của Đề án.
    3. Các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố căn cứ vào Đề án này tổ chức xây dựng và huy động nguồn nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Đề án, định kỳ báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình triển khai hoạt động của đơn vị vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
    4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án này, nếu có vấn đề phát sinh vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị chủ động báo cáo về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường để tổng hợp trình Bộ trưởng xem xét quyết định.
     
    DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NGÀNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
    (Kèm theo Quyết định số 299/QĐ-BXD ngày 12/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
     
     

    STT
    Tên nhiệm vụ, dự án
    Mục tiêu
    Nội dung
    Thời gian
    Đơn vị thực hiện
    1
    Phổ biến, tuyên truyền về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
    1.1
    Xây dựng trang web, cập nhật các thông tin ban đầu
    (Vụ KHCN&MT**)
    Trang web giới thiệu về NSCL ngành sản xuất VLXD
    Lập trang web, cập nhật các chương trình, thông tin liên quan
    2017
    Trung tâm Thông tin*; Viện VLXD
    1.2
    Duy trì, cập nhật thông tin hàng năm
    (Vụ KHCN&MT**)
    Cập nhật thông tin
    Cập nhật các nội dung và kết quả đạt được của đề án và các thông tin liên quan
    2017 - 2020
    Trung tâm Thông tin*; Viện VLXD
    1.3
    Biên soạn tài liệu và phổ biến tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp
    (Vụ KHCN&MT**)
    Nâng cao nhận thức của danh nghiệp về lợi ích hiệu của của việc nâng cao năng suất chất lượng
    Biên soạn và phổ biến các nội dung cho doanh nghiệp
    2017 - 2020
    Trung tâm Thông tin*; Viện VLXD
    1.4
    Tuyên truyền phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy trình công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, mô hình, công cụ cải tiến;
    (Vụ KHCN&MT**)
    Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, mô hình quản lý phù hợp
    Tổ chức hội thảo phổ biến tiêu chuẩn, tiến bộ khoa học, hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến
    2018 - 2020
    Viện VLXD*; Viện Năng suất Việt Nam
    1.5
    Biên soạn, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá về các doanh nghiệp, các điển hình tham gia Dự án đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao
    (Vụ KHCN&MT**)
    Nâng cao nhận thức của danh nghiệp về lợi ích hiệu của của việc nâng cao năng suất chất lượng. Nhân rộng mô hình.
    Phát hành ấn phẩm giới thiệu các doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp, công cụ và hiệu quả đạt được
    2018 - 2020
    Trung tâm Thông tin*; Viện VLXD
    2
    Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
    2.1
    Tổ chức xây dựng, bổ sung sửa đổi TCVN, QCVN
    (Vụ KHCN&MT**)
    Xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với khu vực và thế giới
    - Xây dựng mới 46 tiêu chuẩn;
    - Soát xét: 78 tiêu chuẩn
    2018 - 2020
    Viện VLXD*
    3
    Áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng
    3.1
    Xây dựng thí điểm và nhân rộng doanh nghiệp sản xuất áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế
    (Vụ KHCN&MT**)
    Áp dụng Hệ thống quản lý: 9001; ISO/IEC 17025; OSHAS 18001; ISO 14001; ISO 50001...;
    Tư vấn, áp dụng thí điểm 04 mô hình tại 04 đơn vị sản xuất VLXD chủ yếu: Xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng theo nghị định 24a/2016/NĐ-CP
    2017 - 2020
    Viện VLXD; Viện Năng suất Việt Nam
    3.2
    Xây dựng thí điểm và nhân rộng doanh nghiệp sản xuất áp dụng các công cụ cải tiến
    (Vụ KHCN&MT**)
    Áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng: 5S, Kaizen; nhóm chất lượng QCC; Six sigma; Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)...;
    Tư vấn, áp dụng thí điểm 04 mô hình tại 04 đơn vị sản xuất chủ yếu: Xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng theo nghị định 24a/2016/NĐ-CP
    2017 - 2020
    Viện VLXD*; Viện Năng suất Việt Nam
    4
    Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ
    4.1
    Xây dựng các định mức năng lượng, nguyên liệu, tiêu chí đánh giá năng suất chất lượng, hướng dẫn thực hiện và nhân rộng mô hình
    (Vụ KHCN&MT**)
    Xây dựng được 04 bộ tiêu chí đánh giá cho 04 ngành sản xuất VLXD chủ yếu Xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng theo nghị định 24a/2016/NĐ-CP và bản hướng dẫn thực hiện
    - Khảo sát thực trạng;
    - Xây dựng tiêu chí đánh giá năng suất chất lượng phù hợp;
    - Hướng dẫn thực hiện tại các cơ sở tham gia thực hiện
    2018 - 2020
    Vin VLXD*; Viện Năng suất Việt Nam
    4.2
    Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm; sử dụng nhiên liệu thay thế; các giải pháp thu hồi năng lượng, giảm tiêu thụ năng lượng; các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế tác động tới môi trường; đánh giá nhu cầu và khả năng đáp ứng nhãn xanh cho 04 nhóm sản phẩm chủ yếu (xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng) theo nghị định 24a/2016/NĐ-CP
    (Vụ KHCN&MT**)
    - Đánh giá được các tồn tại
    - Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
    - Khảo sát, đánh giá hiện trạng năng suất;
    - Đề xuất giải pháp cho 04 ngành sản xuất VLXD chủ yếu
    - Xây dựng tiêu chí nhãn xanh;
    - Đánh giá khả năng đáp ứng cho 04 nhóm sản phẩm chủ yếu: Xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng theo nghị định 24a/2016/NĐ-CP.
    2017 - 2020
    Viện VLXD* Viện Năng suất Việt Nam. Các Sở Xây dựng, Doanh nghiệp
    4.3
    Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đối với các ngành sản xuất sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư và khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghệ cao
    (Vụ KHCN&MT**)
    Kết quả nghiên cứu và ứng dụng tại các đơn vị sản xuất sản phẩm chủ yếu
    - Các nghiên cứu
    - Lựa chọn đơn vị ứng dụng
    - Triển khai ứng dụng;
    - Đánh giá hiệu quả
     
     
    5
    Nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu
    5.1
    Xây dựng và tăng cường hệ thống tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm
    (Vụ KHCN&MT**)
    Tăng cường hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm. Đào tạo được 100 chuyên gia năng suất chất lượng
    Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý chất lượng và nhân viên phân tích đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, phân tích chất lượng
    2018 - 2020
    Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ*; Viện VLXD; Viện Năng suất Việt Nam
    Tăng cường kỹ năng nghiên cứu, phân tích kiểm nghiệm, quản lý về năng suất chất lượng cho các đối tượng liên quan
    Tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật tiên tiến, các giải pháp nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho cán bộ quản lý chất lượng, người làm công tác khảo kiểm nghiệm, phân tích trong phạm vi toàn ngành
    2018 - 2020
    Viện VLXD
    5.2
    Rà soát, đánh giá các phòng thử nghiệm của từng lĩnh vực và của toàn ngành (Vụ KHCN&MT**)
    Đánh giá được các bất cập, đề xuất giải pháp khắc phục
    - Rà soát, đánh giá các phòng thử nghiệm.
    - Đánh giá các bất cập;
    - Đề xuất các giải pháp khắc phục
    2017 - 2020
    Viện Vật liệu xây dựng*
    5.3
    Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất lượng (Vụ KHCN&MT**)
    Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm
    - Đầu tư mới hoặc nâng cấp để có 03 phòng thử nghiệm thử nghiệm được đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng của 04 sản phẩm VLXD chủ yếu, đạt tiêu chuẩn TCVN/ISO 17025
    2018 - 2020
    Vụ KHCN&MT
    *Viện VLXD
    Các doanh nghiệp tăng cường trang thiết bị phân tích cần thiết cho phòng thử nghiệm của doanh nghiệp có đủ năng lực để tự kiểm tra được các chỉ tiêu chất lượng cơ bản
    2018 - 2020
    Các doanh nghiệp
    Ghi chú: (*) Tên in đậm là đơn vị chủ trì; (**) Tên đơn vị quản lý, chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc triển khai và kết quả thực hiện.
     
     

    TT
    Lĩnh vực
    Kinh phí (triệu đồng)
    Mức hỗ trợ (%)
    Năm 2017
    2018 - 2020
    Tng
    Nhà nước hỗ trợ
    Doanh nghiệp tham gia
     
    1
    Nội dung 1: Phổ biến, tuyên truyền về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
    500
    6.100
    6.600
    6.600
     
    100
    2
    Nội dung 2: Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
    1.200
    5.700
    6.900
    6.900
     
    100
     
    Nội dung 3: Áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ
    0
    34.000
    34.000
    20.000
     
    100
    3
    Nội dung 4: Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ
    0
    34.000
    34.000
    20.000
    14.000
    30 - 100
    5
    Nội dung 4: Nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu
    1.000
    36.600
    37.600
    32.600
     
    100
     
    Tổng cộng
    2.700
    116.400
    119.100
    86.100
    14.000
     
     
    Nội dung 1: Phổ biến, tuyên truyền về nâng cao năng sut và chất lượng sản phẩm

    TT
    Nội dung, nhiệm vụ cụ thể
    Kinh phí (triệu đồng)
     
    Năm 2017
    2018 - 2020
    Tổng
    Nhà nước hỗ trợ
    Doanh nghiệp tham gia
    Mức hỗ trợ (%)
    1.1
    Xây dựng trang web, cập nhật các thông tin ban đầu
    500
     
    500
    500
     
     
    1.2
    Duy trì, cập nhật thông tin hàng năm
     
    1.200
    1.200
    1.200
     
     
    1.3
    Biên soạn tài liệu và phổ biến tuyên truyền đến các doanh nghiệp và người sản xuất về tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất và chất lượng; các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng các loại sản phẩm, hàng hóa thuộc Đề án
     
    2.400
    2.400
    2.400
     
    100
    1.4
    Tuyên truyền phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy trình công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, mô hình, công cụ cải tiến;
     
    1.500
    1.500
    1.500
     
    100
    1.5
    Xây dựng, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá về các doanh nghiệp tham gia Dự án đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, các điển hình trong việc áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất va chất lượng, các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng để nhân rộng trong sản xuất
     
    500
    500
    500
     
    100
    1.6
    Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, lập kế hoặc thực hiện các nội dung tiếp theo
     
    500
    500
    500
     
    100
     
    Tổng:
    500
    6.100
    6.600
    6.600
     
     
     
    Nội dung 2: Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

    TT
    Nội dung, nhiệm vụ cụ thể
    Nội dung cụ thể
    Giai đoạn
    Kinh phí (triệu đồng)
    Mức hỗ trợ (%)
    Năm 2017
    2018 - 2020
    Tổng
    Nhà nước hỗ trợ
    Doanh nghiệp tham gia
     
    2.1
    Tổ chức xây dựng, bổ sung sửa đổi TCVN, QCVN
    Xây dựng mới 46 tiêu chuẩn
    1.200
    5.700
    6.900
    6.900
     
    100
    Soát xét: 78 tiêu chuẩn
    1.000
    6.800
    7.800
    7.800
     
    100
     
    Tổng cộng
     
    1.200
    5.700
    6.900
    6.900
     
     
     
    Nội dung 3: Áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng

    TT
    Nội dung, nhiệm vụ cụ thể
    Nội dung cụ thể
    Giai đoạn
    Kinh phí (triệu đồng)
    Mức hỗ trợ (%)
    2018 - 2020
    Tổng
    Nhà nước hỗ trợ
    Doanh nghiệp tham gia
     
    3.1
    Xây dựng thí điểm và nhân rộng doanh nghiệp sản xuất áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 cho các ngành sản xuất; hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025; hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OSHAS 18001; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; hệ thống quản lý năng lượng ISO 5001...;
    Tư vấn, áp dụng thí điểm 04 mô hình tại 04 đơn vị sản xuất VLXD chủ yếu
    1.000
    10.000
    11.000
    11.000
     
    3.2
    Xây dựng thí điểm và nhân rộng doanh nghiệp sản xuất áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng: 5S, Kaizen; nhóm chất lượng QCC; Six sigma; Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)…;
    Áp dụng thử nghiệm tại 4 đơn vị sản xuất VLXD chủ yếu
    1.000
    2.000
    3.000
    3.000
     
     
    Tổng cộng
     
    2.000
    12.000
    14.000
    14.000
    0
     
    Nội dung 4: Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ

    TT
    Nội dung, nhiệm vụ cụ thể
    Nội dung cụ thể
    Giai đoạn
    Kinh phí (triệu đồng)
    Mức hỗ trợ (%)
    2017
    2018 - 2020
    Tổng
    Nhà nước hỗ trợ
    Doanh nghiệp tham gia
     
    4.1
    Xây dựng các định mức năng lượng, nguyên liệu, tiêu chí đánh giá năng suất chất lượng, hướng dẫn thực hiện và nhân rộng mô hình
    Xây dựng được định mức, tiêu chí, hướng dẫn thực hiện
     
    2.000
    2.000
    2.000
     
    100
    4.2
    Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm; sử dụng nhiên liệu thay thế; các giải pháp thu hồi năng lượng, giảm tiêu thụ năng lượng; các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế tác động tới môi trường; đánh giá nhu cầu và khả năng đáp ứng nhãn xanh cho 04 nhóm sản phẩm chủ yếu (xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng).
    Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
     
    12.000
    12.000
    12.000
     
     
    4.3
    Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đối với các ngành sản xuất sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư và khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghệ cao
    Xây dựng và ứng dụng tại các đơn vị sản xuất sản phẩm chủ yếu
     
    20.000
    20.000
    6.000
    14.000
    30
     
    Tổng cộng
     
    0
    34.000
    34.000
    20.000
    14.000
     
     
    Nội dung 5: Nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu

    TT
    Nội dung, nhiệm vụ cụ thể
    Nội dung cụ thể
    Giai đoạn
    Kinh phí (triệu đồng)
    Mức htr(%)
    2017
    2018 - 2020
    Tổng
    Nhà nước hỗ trợ
    Doanh nghiệp tham gia
     
    5.1
    Xây dựng và tăng cường hệ thống tổ chức quản lý chất lượng sản phm
     
     
    2.600
    2.600
    2.600
     
    100
    a
    Đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng, cán bộ quản lý chất lượng
    Đào tạo được 100 chuyên gia
     
    800
    800
    800
     
     
    b
    Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật tiên tiến, các giải pháp nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho cán bộ quản lý chất lượng, người làm công tác khảo kiểm nghiệm, phân tích trong phạm vi toàn ngành
    Tổ chức 6 lớp tập huấn
     
    1.800
    1.800
    1.800
     
     
    5.2
    Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất lượng
     
    1.000
    34.000
    35.000
    30.000
    0
    100
    a
    Rà soát, đánh giá các phòng thử nghiệm của từng lĩnh vực và của toàn ngành
    Đánh giá các tồn tại, đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật
    1.000
    4.000
    5.000
     
     
     
    b
    Đầu tư mới hoặc nâng cấp, hoàn thiện 2 phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm đối với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng chủ lực đạt tiêu chuẩn TCVN/ISO 17025
     
     
    30.000
    30.000
    30.000
     
     
     
    Tng cng
     
    1.000
    36.600
    37.600
    32.600
     
     
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 299/QĐ-BXD về việc phê duyệt Đề án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2020"

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Xây dựng
    Số hiệu:299/QĐ-BXD
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:12/04/2017
    Hiệu lực:12/04/2017
    Lĩnh vực:Xây dựng
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Phạm Hồng Hà
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X