hieuluat
hoi dap

Thư viện câu hỏi

Tổng hợp các câu hỏi pháp lý thường gặp, các tình huống pháp lý thực tế gửi về Vanbanluat

Buôn bán pháo nổ bị xử phạt như thế nào?

Câu hỏi: Xin hỏi Vanbanluat.com: Cháu và 1 người bạn có mua một ít pháo về để chơi Tết và bán lại cho mấy đứa trẻ con trong xóm. Trên đường mang pháo về thì chúng cháu bị công an giữ và tịch thu số pháo đó. Phía công an yêu cầu bọn cháu nộp phạt cả chục triệu, như vậy có đúng không ạ? Đã bị tịch thu pháo rồi thì cháu có cần phải nộp nhiều tiền như vậy không ạ? Xin cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hieuluat.vn, Ban tư vấn của hieuluat.vn xin trả lời bạn như sau:   

Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm được quy định tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

+ Sử dụng các loại pháo mà không được phép......

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

+ Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

+ Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép;

+ Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

+ Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ......

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều này;

+ Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang trên đường mang pháo về thì đã bị công an bắt giữ, do đó bạn sẽ bị xử phạt về hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo mà không bị xử phạt về hành vi sử dụng pháo.

Căn cứ theo quy định nêu trên thì mức phạt của bạn sẽ dao động từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Mức phạt chính xác sẽ do phía cơ quan công an đưa ra dựa trên lượng pháo mà bạn đang thực hiện vận chuyển.

Xem thêm:

- Đốt pháo ngày Tết bị phạt bao nhiêu?

- Đốt pháo sáng cổ vũ bóng đá bị xử phạt như thế nào?

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: tuvan@vanbanluat.com
X