hieuluat
hoi dap

Thư viện câu hỏi

Tổng hợp các câu hỏi pháp lý thường gặp, các tình huống pháp lý thực tế gửi về Vanbanluat

Hàng hóa không có nhãn mác bị xử lý thế nào?

Câu hỏi: Xin hỏi Vanbanluat.com: Tôi thuộc hộ kinh doanh có đăng ký nộp thuế tại Hà Nội. Vừa qua tôi có lên Tân Thanh - Lạng Sơn mua hàng của một hộ kinh doanh khác có hóa đơn bán hàng (hàng hóa chủ yếu là giầy dép, quần áo...). Trên đường vận chuyển về Hà Nội bị lực lượng chức năng Lạng Sơn bắt và thu giữ toàn bộ với lý do hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tôi nghĩ tôi không mua gom của cư dân biên giới, tôi mua lại của một hộ kinh doanh khác tại Tân Thanh, có hóa đơn (giá ghi trong hóa đơn không chênh lệch giá so với thị trường, ghi đúng số lượng và chủng loại). Tôi hỏi việc làm như vậy của các lực lượng chức năng Lạng Sơn có đúng không; nếu đúng thì tôi đã vi phạm vào văn bản nào; vì sao?. Trân trọng cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hieuluat.vn, Ban tư vấn của hieuluat.vn xin trả lời bạn như sau:

Xuất xứ hàng hóa là gì

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 10 Nghi định 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

- Tên hàng hóa;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

- Xuất xứ hàng hóa.

- Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Điều 15 của Nghị định này cũng quy định việc ghi xuất xứ hàng hóa như sau:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

- Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.

- Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.

Như vậy, theo quy định trên thì xuất xứ hàng hóa là nội dung bắt buộc được thể hiện trên nhãn hàng hóa. Mục đích của việc này là để người tiêu dùng tin tưởng, an tâm khi sử dụng và cơ quan quản lý nhà nước dễ theo dõi, kiểm tra.

Mặt hàng nào phải ghi nhãn hàng hóa?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP và tại Thông tư 05/2019/TT-BKHCN (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021) thì mặt hàng giầy dép, quần áo … không thuộc trường hợp không cần ghi nhãn hàng hóa. Vì vậy, những chủ thể kinh doanh mặt hàng này bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định trên.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP thì chủ thể kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt đến 60 triệu đồng.

Như vậy, với trường hợp của bạn, mặt hàng mà bạn kinh doanh thuộc đối tượng phải có nhãn hàng hóa thể hiện rõ xuất xứ hàng hóa. Nếu lô hàng mà bạn mua không có đầy đủ nhãn mác theo quy định trên thì việc lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn bắt giữ là phù hợp quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Hộ kinh doanh có được nhập khẩu hàng hóa không?

Hàng xách tay có tính thuế nhập khẩu không?

Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn đỏ không?

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: tuvan@vanbanluat.com
X