hieuluat

Quyết định 48/2007/QĐ-BNN Quy định về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:404&405 - 6/2007
    Số hiệu:48/2007/QĐ-BNNNgày đăng công báo:22/06/2007
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Bá Bổng
    Ngày ban hành:29/05/2007Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:07/07/2007Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Y tế-Sức khỏe
  • QUYẾT ĐỊNH

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 48/2007/QĐ-BNN NGÀY 29 THÁNG 05 NĂM 2007 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÁC VẬT THỂ PHẢI PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI TRƯỚC KHI NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

     

     BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

     

    Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm  2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

    Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001

    Căn cứ Nghị định số 02/2007/ NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về Kiểm dịch thực vật;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam”.

     

    Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những qui định trước đây trái với qui định này đều bãi bỏ.

     

    Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và thủ trưởng các cơ quan, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    Bùi Bá Bổng


    QUY ĐỊNH

    VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
    ĐỐI VỚI CÁC VẬT THỂ PHẢI PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI
    TRƯỚC KHI NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN
    ngày 29 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

    Quy định về hồ sơ, thủ tục, quy trình, căn cứ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

    Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

     

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong quy định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Phân tích nguy cơ dịch hại (Pest Risk Analysis viết tắt là PRA): Là quá trình đánh giá bằng chứng sinh học hoặc bằng chứng khoa học và kinh tế để xác định xem loài dịch hại có cần được điều chỉnh và tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật nào chống lại nó hay không.

    2. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải qua phân tích nguy cơ dịch hại: Là các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải qua phân tích nguy cơ dịch hại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định.

    3. Dịch hại kiểm dịch thực vật (còn gọi là đối tượng kiểm dịch thực vật): Là loài dịch hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.

    4. Dịch hại thuộc diện điều chỉnh: Bao gồm dịch hại kiểm dịch thực vật và dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật.

    5. Dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật: Là loài dịch hại không phải dịch hại kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên thực vật làm giống ảnh hưởng đến mục đích sử dụng với tác động kinh tế không thể chấp nhận được, do vậy chúng phải được kiểm soát trong lãnh thổ của nước nhập khẩu.

     

    Điều 3. Hồ sơ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

    1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (mẫu Phụ lục 1).

    2. Cung cấp thông tin bằng văn bản để thực hiện PRA (theo Phụ lục 2)

     

    Điều 4. Phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian trả kết quả

    Cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại ngay sau khi có các thông tin liên quan đến vật thể. Qui trình PRA thực hiện theo Quyết định số 4096 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 995: 2006 Kiểm dịch thực vật – Qui trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu được ban hành kèm theo

    Thời gian trả kết quả cụ thể theo Phụ lục 3.

     

    Điều 5. Căn cứ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

    Căn cứ kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, cơ quan kiểm dịch thực vật:

    1. Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể không có nguy cơ dịch hại;

    2. Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu trong đó qui định các điều kiện nhập khẩu và các biện pháp kiểm dịch thực vật áp dụng đối với vật thể có nguy cơ dịch hại nhưng có biện pháp quản lý.

    3. Không cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể có nguy cơ dịch hại cao, có tính chất nguy hiểm đe doạ tới nền sản xuất nông nghiệp trong nước mà không có biện pháp quản lý và ngăn chặn, đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu biết.

     

    Điều 6. Thời hạn và mẫu Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

    Thời hạn của Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là 01 năm; các lô hàng tương tự và có cùng nguồn gốc chỉ tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại một lần và kết quả sẽ được áp dụng cho các lần cấp phép sau.

    Mẫu Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo Phụ lục 4.

     

    Điều 7. Phí, lệ phí

    Tổ chức, cá nhân phải nộp phí phân tích nguy cơ dịch hại và lệ phí cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam theo qui định hiện hành.

     

    Điều 8. Điều khoản thi hành

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ảnh về Cục Bảo vệ thực vật để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết, sửa đổi bổ sung Quy định cho phù hợp.

     


    Phụ lục 1

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN ngày 29 tháng 05 năm 2007
    của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

                    

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

      

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
    KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

     

    Số: ..........................

    Kính gửi:  

     

    Tổ chức, cá nhân:....................................................................................................

    Địa chỉ:......................................................................Điện thoại :..........................

    Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu cho lô vật thể dưới đây của cơ quan chúng tôi:

    Tên vật thể:        

    Tên khoa học :   

    Trọng lượng :     

    Số lượng:           

    Phương thức đóng gói :  

    Vùng sản xuất :   

    Nước xuất khẩu :           

    Phương tiện vận chuyển :

    Cửa khẩu nhập : 

    Địa điểm sử dụng :         

    Thời gian lô vật thể nhập khẩu :   

    Hồ sơ kèm theo :………………………………………………………………...

     

    Vào sổ số : ......ngày ___/___/____

    Cán bộ nhận đơn

    ( Ký tên )

    ...., ngày........ tháng......năm.....

    Đại diện cơ quan

    (Ký tên)

     

     


    Phụ lục 2

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN
    ngày 29 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN PRA

    Những thông tin cung cấp phải được cập nhật hoặc có giá trị sử dụng của cơ quan kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu.

    1. Thực vật và sản phẩm thực vật

    1.1. Tên khoa học;

    1.2. Tên thông thường;

    1.3. Giống chống chịu hoặc không chống chịu dịch hại;

    1.4. Nước đã từng nhập khẩu hàng hoá này.       

    2. Vùng sản xuất

    2.1. Khu vực sản xuất: xã , huyện, tỉnh;

    2.2. Vị trí khu vực sản xuất trên bản đồ (quốc gia và tỉnh);

    2.3. Năng lực xuất khẩu (tấn/năm).

    3. Phương pháp canh tác

    3.1. Những chương trình giám sát chung và quản lý dịch hại;

    3.2. Thông tin từ những khu vực không nhiễm dịch hại;

    3.3. Phương pháp và thời gian thu hoạch; 

    3.4. Biện pháp bảo vệ thực vật tại địa phương (nhằm loại trừ dịch hại tại vườn).

    4. Danh mục dịch hại

    4.1. Tên khoa học;

    4.2. Vị trí phân loại;

    4.3. Tên gọi khác;

    4.4. Tên thông thường;

    4.5. Những ký chủ (giống bị sâu bệnh hại);

    4.6. Bộ phận cây bị hại;

    4.7. Triệu chứng bị hại;

    4.8. Phân bố; 

    4.9. Tình trạng dịch hại (phổ biến hoặc thỉnh thoảng xuất hiện);

    4.10. Biện pháp quản lý;

    4.10.1. Canh tác (nhổ bỏ cây bị bệnh, luân canh cây trồng, khử trùng vệ sinh vườn, dùng bẫy bắt côn trùng…);

    4.10.2. Sinh học (sử dụng thiên địch phòng trừ dịch hại, bỏ vụ, giống chống chịu...);

    4.10.3. Vật lý;

    4.10.4. Hóa học (loại thuốc phòng trừ dịch hại, phương pháp, thời gian, số lần sử dụng…);

    4.11. Tài liệu tham khảo về đặc tính sinh học của dịch hại;

    4.12. Cơ sở dữ liệu về các vấn đề đã nêu.

    5. Bao gói hàng hoá 

    5.1. Phương pháp bao gói;

    5.2. Quy trình kiểm tra, tỉ lệ kiểm tra;

    5.3. Biện pháp xử lý sau thu hoạch;

    5.4. Điều kiện và sự an toàn của kho bảo quản.

    6.  Chương trình xuất khẩu (chính sách/hoạt động)

    6.1. Các đối tác thương mại;

    6.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đang áp dụng (theo tiêu chuẩn/trường hợp đặc biệt, các giấy tờ khai báo bổ sung).

     7. Bản sao các tài liệu liên quan

     

     

     

      

     

     


    Phụ lục 3

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN ngày 29 tháng 5 năm 2007
    của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    THỜI GIAN PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI

     

    STT

    Vật thể

    Thời gian

    1

    Giống cây trồng

     

     

    - Đã có kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian theo dõi

    3- 10 ngày

     

    - Lần đầu tiên nhập khẩu

    1-3 năm

     

    - Có xuất xứ mới

    1-3 năm

     

    - Có bằng chứng về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu

    30 ngày

     

    - Phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh.

    30 ngày

    2

    Quả tươi

     

     

    - Đã có kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian theo dõi

    3- 10 ngày

     

    - Lần đầu tiên nhập khẩu

    1-3 năm

     

    - Có xuất xứ mới

    1-3 năm

     

    - Có bằng chứng về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu

    90 ngày

     

    - Phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh.

    60 ngày

    3

    Các tác nhân phòng trừ sinh học

    30 ngày

    4

    Các sinh vật sống khác nhập khẩu

    30 ngày

    5

    Các vật thể khác có nguy cơ cao

    60 ngày

     


    Phụ lục 4

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN ngày 29 tháng 5 năm  2007
    của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
    PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

    Số: ........ /BVTV-KD

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

     

    GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

         

    Theo pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào:

    ž Đơn đề nghị cấp Giấy phép Kiểm dịch thực vật nhập khẩu của....................

    ...........................................................................................................................

    ž Báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại số.... ngày…..tháng….năm.......

    Cục Bảo vệ thực vật đồng ý về mặt kiểm dịch thực vật (KDTV) để tổ chức, cá nhân có tên và địa chỉ dưới đây:

    ................................……..................................................................................

    Nhập vào Việt Nam từ nước:

    ……………………………………….......................................……...............

    Những vật thể thuộc diện KDTV sau:

    ..........................................................................................................................

    Tên khoa học:……….........………….............................................................  

    .........................................................................................................................

    Với điều kiện phải thực hiện những yêu cầu KDTV sau  đây:

    1. Áp dụng các biện pháp xử lý tại nước xuất khẩu:

    ž            Khử trùng:       Loại thuốc:…………….          Liều lượng:…………Thời gian:………

    ž            Chiếu xạ:         Nguồn:……………………     Liều lượng:…………Thời gian:………

    ž            Được sản xuất từ khu vực không nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam;

    ž            Biện pháp khác: ……………………………………………………………

    2. Có Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ/KDTV của nước xuất khẩu cấp;

    3. Những vật thể trên:

    Chỉ được phép đưa vào qua các cửa khẩu sau đây :

    .........……………………………............................................................................     

    Phải được hoàn tất thủ tục KDTV tại:.....................................................................        

    4. Lộ trình vận chuyển: ..................................………………   

    5. Địa điểm sử dụng:…………  

    6. Khi tới nơi qui định, chủ vật thể trên phải thực hiện những nội dung sau đây:

    ž            Khai báo với Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố địa điểm gieo trồng để tiếp tục theo dõi tình trạng dịch hại;

    ž            Khai báo với Trung tâm KDTV sau nhập khẩu…;

    Chỉ được đưa ra sản xuất sau khi có kết luận của cơ quan KDTV.

    Yêu cầu KDTV khác:    

    7. Giấy phép này có hiệu lực đến ngày.…... tháng  .... năm  200...

     

    Hà Nội, ngày....  tháng...  năm 200..

    CỤC TRƯỞNG

    (Ký tên, đóng dấu)

        

    Ghi chú:

    1. Giấy phép KDTV nhập khẩu này được lập thành 4 bản :

    - Một bản do cơ quan đặt hàng giữ;

    - Một bản do cơ quan nhập khẩu giữ;

    - Một bản lưu tại cơ quan KDTV của địa bàn có cửa khẩu mà hàng thực vật nhập vào;

    - Một bản lưu tại Cục Bảo vệ thực vật.

    2. Cơ quan KDTV nơi nhận phải tiến hành thống kê nghiêm ngặt những Giấy phép KDTV nhập khẩu nhận được

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
    Ban hành: 25/07/2001 Hiệu lực: 01/01/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 86/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ban hành: 18/07/2003 Hiệu lực: 12/08/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 02/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm dịch thực vật
    Ban hành: 05/01/2007 Hiệu lực: 02/02/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 48/2007/QĐ-BNN Quy định về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Số hiệu:48/2007/QĐ-BNN
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:29/05/2007
    Hiệu lực:07/07/2007
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:22/06/2007
    Số công báo:404&405 - 6/2007
    Người ký:Bùi Bá Bổng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X