hieuluat

Thông tư 21/2011/TT-BCT quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngSố công báo:361 & 362 - 06/2011
    Số hiệu:21/2011/TT-BCTNgày đăng công báo:09/06/2011
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thành Biên
    Ngày ban hành:20/05/2011Hết hiệu lực:04/04/2013
    Áp dụng:03/07/2011Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo
  • BỘ CÔNG THƯƠNG
    ------------------------
    Số: 21/2011/TT-BCT
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -----------------------------
    Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011
     
     
    THÔNG TƯ
    QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
    TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
    ---------------------------------------
     
    Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
    Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
    Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 07 tháng 7 năm 2010 về việc tăng cường quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu và công văn số 1217/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 3 năm 2011 về việc quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh;
    Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh như sau:
    CHƯƠNG I
    QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    1. Thông tư này quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có tái xuất qua các tỉnh biên giới (dưới đây viết tắt là hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất). 
    2. Hoạt động kinh doanh chuyển khẩu thực phẩm đông lạnh không được thực hiện qua các cửa khẩu đường bộ.
    3. Thực phẩm đông lạnh quy định tại Thông tư này bao gồm các mặt hàng đông lạnh thuộc chương 02, chương 03 và chương 16 trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, trừ phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2010/TT-BCT ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam (dưới đây viết tắt là thương nhân) kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có tái xuất qua các tỉnh biên giới; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý, xác nhận, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh nêu trên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.  
    2. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
    CHƯƠNG II
    QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
     
    Điều 3. Quy định về kho, bãi phục vụ việc kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
     Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 (một trăm) container lạnh loại 40 (bốn mươi) feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng.
     Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các container lạnh theo sức chứa của kho, bãi được quy định tại khoản 1 Điều này.
     Kho, bãi quy định tại khoản 1, 2 Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân ký hợp đồng thuê, thời hạn tối thiểu là 03 năm. Kho, bãi phải nằm trong quy hoạch hoặc trong khu vực quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đã diễn ra hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh. Quy hoạch và khu vực quy định nêu trên cần được trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương.
     Đối với các tỉnh chưa có hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn, khi có phát sinh mới và có nhu cầu quy hoạch khu vực kho, bãi để thương nhân tham gia kinh doanh tạm nhập tái xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh phải trao đổi với Bộ Công Thương trước khi quy hoạch.
    Điều 4. Quy định về ký quỹ dự phòng để bảo đảm xử lý vệ sinh, môi trường và hàng tồn đọng quá hạn
    Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh phải ký quỹ dự phòng để bảo đảm xử lý vệ sinh, môi trường và hàng tồn đọng quá hạn không tái xuất được (dưới đây viết tắt là ký quỹ dự phòng) theo các quy định sau:
    1. Thương nhân phải duy trì một khoản tiền ký quỹ là 02 tỷ VNĐ (hai tỷ đồng Việt Nam) tại Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi thương nhân đặt kho, bãi.
    2. Thương nhân được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo quy định của Kho bạc Nhà nước.
    3. Thương nhân có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường và tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định. Trong trường hợp thương nhân không thực hiện thanh toán các chi phí theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tiền ký quỹ dự phòng của thương nhân được sử dụng như sau:
    a) Thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của thương nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập tái xuất tại Việt Nam;
    b) Thanh toán toàn bộ các chi phí để tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất của thương nhân tồn đọng quá thời hạn quy định.
    4. Sau khi đã trả các chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có), thương nhân sẽ được hoàn trả lại toàn bộ số tiền ký quỹ hoặc một phần số tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
    a) Không được cấp mã số tạm nhập tái xuất;
    b) Không tiếp tục hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất;
    c) Bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp.
    Điều 5. Hồ sơ và thủ tục cấp mã số tạm nhập tái xuất
    Khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh được Bộ Công Thương xem xét cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh (dưới đây viết tắt là mã số tạm nhập tái xuất). Hồ sơ và thủ tục được thực hiện như sau: 
    1. Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp mã số tạm nhập tái xuất qua đường bưu điện đến Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (Số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), gồm:
    - Đơn đề nghị cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh (theo mẫu tại Phụ lục số 01): 01 bản chính;
    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
    - Giấy xác nhận về ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này do Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi thương nhân có kho, bãi cấp: 01 bản chính.
    Trường hợp thương nhân không tái xuất thực phẩm đông lạnh qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì không phải có mã số tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp; việc tạm nhập tái xuất thực hiện theo các quy định hiện hành.
    2. Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của thương nhân tại khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương sẽ tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi của thương nhân.
    3. Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương sẽ xem xét cấp mã số tạm nhập tái xuất cho thương nhân. Trường hợp không cấp mã số tạm nhập tái xuất, Bộ Công Thương sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    4. Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của thương nhân (theo mẫu tại Phụ lục số 02) có thời hạn hiệu lực là 03 (ba) năm, kể từ ngày cấp.
    5. Kho, bãi mà thương nhân đã kê khai để xin cấp mã số tạm nhập tái xuất không được cho thương nhân khác thuê toàn bộ hoặc thuê lại một phần kho, bãi của mình để sử dụng vào mục đích xin cấp mã số tạm nhập tái xuất.
    Điều 6. Thu hồi, cấp lại, điều chỉnh mã số tạm nhập tái xuất
    1. Thương nhân bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất trong các trường hợp sau:
    a) Gian lận trong việc kê khai theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.
    b) Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thanh toán các chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này mà thương nhân không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí nêu trên.
    c) Không đủ số tiền ký quỹ dự phòng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
    d) Vi phạm trong việc cho thuê toàn bộ hoặc cho thuê lại một phần kho, bãi theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
    đ) Vi phạm cơ chế điều tiết theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
    Thương nhân bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất không được phép xin mã số tạm nhập tái xuất trong vòng 01 (một) năm kể từ ngày bị thu hồi. Trong thời gian này, thương nhân chỉ được sử dụng kho, bãi đã đăng ký xin cấp mã số tạm nhập tái xuất vào mục đích kinh doanh kho, bãi, không được sử dụng vào mục đích xin cấp mã số tạm nhập tái xuất.
    2. Trường hợp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký cấp mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và văn bản giải trình, đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất về Bộ Công Thương.
    3. Trường hợp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất hết thời hạn hiệu lực, thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, bản chính Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp và văn bản xin cấp mã số tạm nhập tái xuất mới về Bộ Công Thương.
    4. Trường hợp cần điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp, thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, bản chính Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp và văn bản giải trình, đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất về Bộ Công Thương.
    Các trường hợp nêu tại khoản 2, 3, 4 Điều này, Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất được cấp lại sau 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của thương nhân.
    Điều 7. Địa điểm, cửa khẩu tái xuất
    Thương nhân có mã số tạm nhập tái xuất, được phép làm thủ tục thông quan, tái xuất thực phẩm đông lạnh qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và các cửa khẩu, điểm thông quan trong Khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập đã có đủ các cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định.
    Điều 8. Gửi kho ngoại quan
    Thương nhân có mã số tạm nhập tái xuất mới được gửi hàng thực phẩm đông lạnh vào kho ngoại quan tại các tỉnh biên giới.
    Điều 9. Thanh toán
    Việc thanh toán tiền hàng tạm nhập tái xuất phải thực hiện theo các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    CHƯƠNG III
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN
     
    Điều 10. Cơ chế điều tiết
    1. Để tránh hiện tượng ách tắc tại cảng, cửa khẩu và bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, thương nhân phải thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền tiết giảm tiến độ tạm nhập hàng hóa hoặc tạm ngừng đưa hàng hóa về Việt Nam để điều tiết lượng hàng tạm nhập về cảng, cửa khẩu Việt Nam.
    2. Thương nhân phải thực hiện nghiêm việc giải tỏa hàng hóa ở cảng, cửa khẩu để tránh ách tắc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa về Việt Nam để điều tiết lượng hàng tạm nhập tại cảng, cửa khẩu mà thương nhân vẫn tiếp tục đưa hàng hóa về Việt Nam thì cơ quan hải quan không làm thủ tục tạm nhập và yêu cầu thương nhân phải tái xuất ngược lại nước xuất khẩu.
    3. Sau 45 (bốn mươi nhăm) ngày, kể từ ngày tạm nhập nhưng chưa tái xuất được thì cơ quan Hải quan không làm thủ tục tạm nhập cho lô hàng thực phẩm đông lạnh tiếp theo của thương nhân đó và thông báo cho Bộ Công Thương biết để tiến hành điều tiết theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
    4. Xử lý vi phạm cơ chế điều tiết:
    a) Thương nhân không thực hiện các quy định về cơ chế điều tiết tại khoản 1, 2, 3 Điều này hoặc không thực hiện lệnh giải tỏa hàng hóa ở cảng, cửa khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh trong thời hạn 06 (sáu) tháng.
    b) Sau khi hết thời hạn bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh mà thương nhân tiếp tục tái phạm thì thương nhân sẽ bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất.
    Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
    Ngoài các quy định về trách nhiệm nêu tại các Điều của Thông tư này và theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức chú trọng chỉ đạo thực hiện một số trách nhiệm sau:
    1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
    a) Cấp mã số tạm nhập tái xuất cho thương nhân theo các quy định tại Thông tư này.
    b) Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức, tiến hành kiểm tra và xác nhận theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
    2. Ủy ban nhân dân các tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này có trách nhiệm:
    a) Xây dựng quy hoạch khu vực kho, bãi bảo quản thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất, đáp ứng các yêu cầu về kho, bãi nêu trên, không ảnh hưởng môi trường và góp phần chống gian lận thương mại.
    Trước khi quy hoạch khu vực kho, bãi, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản tham khảo ý kiến của Bộ Công Thương và Bộ Quốc phòng về nhu cầu và đánh giá khả năng phát triển hoạt động tạm nhập tái xuất trên địa bàn, tránh trường hợp đầu tư tràn lan, gây lãng phí. Trường hợp khu vực kho, bãi đã được phê duyệt, quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt và khu vực đã được quy định.
    b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh theo dõi, kiểm tra việc tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh của thương nhân nhằm chống gian lận thương mại, nhập lậu và bảo vệ môi trường; kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương diễn biến tình hình giao nhận thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất và đề xuất biện pháp quản lý để đạt được các mục tiêu và tránh ùn tắc tại các cảng, cửa khẩu.
    c) Tổ chức quản lý và sử dụng tiền ký quỹ dự phòng của thương nhân theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
    3. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có trách nhiệm:
     Thực hiện nghiêm túc các quy định được nêu trong Thông tư này và các quy định khác về tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa.
    b) Thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường, tiêu hủy hàng hóa tồn đọng quá thời hạn quy định theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
    c) Trường hợp có hiện tượng ách tắc, nghiêm túc thực hiện việc giải tỏa hàng hóa tại cảng nhập khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
    d) Theo yêu cầu của cơ quan Hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền, thương nhân phải tái xuất hàng hóa sang nước thứ ba hoặc tái xuất trả lại nước xuất khẩu nếu như hàng hóa đã quá thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam.
    đ) Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi của mình.
    e) Báo cáo định kỳ trước ngày 25 hàng tháng (bằng đường bưu điện và đường thư điện tử) về Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương các tỉnh nơi có kho, bãi và hàng hóa tái xuất đi qua về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh (theo mẫu tại Phụ lục số 03). 
    CHƯƠNG IV
    HIỆU LỰC THI HÀNH
     
    Điều 12. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 7 năm 2011.
    Điều 13. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức và thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương kịp thời giải quyết.
     
     

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
    - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
    - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;
    - Tòa án Nhân dân Tối cao;
    - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
    - Tổng cục Hải quan;
    - Công báo;
    - Website Chính phủ;
    - Website Bộ Công Thương;
    - Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;
    - Lưu: VT, XNK(6).
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
    (Đã ký)
     
     
     
     
    Nguyễn Thành Biên
     
     
     
     
    PHỤ LỤC SỐ 01
    MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 05 năm 2011
    của Bộ Công Thương)
     
     

    TÊN THƯƠNG NHÂN
    ------------------------
    Số: ……
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ------------------------------
    ......, ngày  … tháng … năm 20…
     
     
    ĐƠN ĐỀ NGHỊ
    Cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
     
    Kính gửi: Bộ Công thương
     
    1. Tên thương nhân: ...............................................................................................
    - Địa chỉ trụ sở chính: ……………. Số điện thoại: ……………. Số fax: .............
    - Địa chỉ website (nếu có):....................................................................................
    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……
    2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh của thương nhân:
     

    STT
    Tên kho, bãi
    (nếu có)
    Địa chỉ kho, bãi
    (*)
    Hình thức sở hữu (Thuộc sở hữu hoặc kho thuê)
    (*)
    Sức chứa
    (container)
    Nguồn điện
    để bảo quản
    (KW)
    (*)
    Ghi chú
    1.
    ………
    ………
    ………
    ………
    ………
    ………
    2.
    ………
    ………
    ………
    ………
    ………
    ………
     
    3. Hồ sơ kèm theo gồm:
    - 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính;
    - 01 bản chính Giấy xác nhận về ký quỹ dự phòng do Kho bạc Nhà nước của tỉnh nơi thương nhân có kho, bãi.
    - 01 bản chính Bản kê khai chi tiết và các tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho, bãi và các trang thiết bị kèm theo như thống kê tại khoản 2 dẫn trên (cụ thể như giấy tờ sở hữu kho, bãi; hợp đồng thuê kho, bãi; xác nhận của điện lực địa phương về điện lưới tiêu thụ; chi tiết máy phát điện..).
    4. Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh.
    Đề nghị Bộ Công thương cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh cho thương nhân theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương.
     

    Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
    (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
     
    Lưu ý:
    (*) Mục địa chỉ: Đề nghị ghi cụ thể, chính xác số nhà (nếu có); đường/phố (hoặc thôn, xóm, ấp); xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố.
    (*) Mục hình thức sở hữu: Nếu kho, bãi không thuộc sở hữu của thương nhân thì phải ghi rõ tên, địa chỉ của thương nhân cho thuê và phải gửi kèm theo bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính hợp đồng thuê kho, bãi.
    (*) Mục nguồn điện để bảo quản: Đề nghị kê khai chi tiết về công suất, số lượng các nội dung liên quan về nguồn điện, cụ thể như sau:
    - Điện lưới: sử dụng là bao nhiêu KW;
    - Máy phát điện dự phòng: nêu rõ công suất là bao nhiêu KW, số lượng là bao nhiêu chiếc và số seri của từng máy phát điện;
    - Thiết bị cắm điện chuyên dùng: số lượng là bao nhiêu chiếc...
     
     
     
     
     
    PHỤ LỤC SỐ 02
    MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN MÃ SỐ
    TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BCT
    ngày 20 tháng 05 năm 2011 của Bộ Công Thương)
     

    BỘ CÔNG THƯƠNG
    ---------------------
    Số: ……/BCT-XNK
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    --------------------------
    ……., ngày  …. tháng …. năm 20…
     
     
    GIẤY CHỨNG NHẬN
    MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
     
     
    - Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày  20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh;
    Xét hồ sơ đề nghị cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh của ……………. (tên thương nhân)…kèm theo đơn đề nghị số …... ngày ....;
    Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập tái xuất cho thương nhân: ...(tên thương nhân) ..........................................................................................................
    - Mã số tạm nhập tái xuất là: ..................................................................................
    - Địa chỉ trụ sở chính: ……………. Số điện thoại: ……………. Số fax: .............
    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……
    - Kho, bãi đặt tại:.............. ......................................................................................
    + Địa chỉ: ................................................................................................................
    + Tên kho, bãi (nếu có): .........................................................................................
    + Sứa chứa, diện tích: .............................................................................................
    + Nguồn điện để bảo quản: .....................................................................................
    + Hình thức sở hữu: ................................................................................................
    Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến hết ngày …. tháng ….. năm 20…./.
     

    Sao kính gửi:
    - Tổng cục Hải quan;
    - UBND/ Sở Công Thương tỉnh...;
    (Nơi thương nhân có kho, bãi);
    - Lưu: VT, XNK(02).
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
    (ký và đóng dấu)
    PHỤ LỤC SỐ 03
    MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
    TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BCT
    ngày 20 tháng 05 năm 2011 của Bộ Công Thương)
     

    TÊN THƯƠNG NHÂN
    --------------------------
    Số: ……
    V/v: báo cáo tình hình tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ---------------------------
    ......, ngày  … tháng … năm 20…
     
     
    Kính gửi: Bộ Công Thương
     
     
    Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương, thương nhân xin báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh tháng ... năm 20... như sau:
     

    Tên hàng
    Mã số HS
    (10 số)
    Thực hiện
    tạm nhập
    tháng ... /20...
    Thực hiện
    tái xuất
    tháng ... /20...
    Số lượng còn
    chưa tái xuất nằm chờ tại kho, bãi
    hoặc cảng
    (nêu rõ tên cảng)
    Số lượng (container 40’)
    Trị giá (USD)
    Số lượng (container 40’)
    Trị giá (USD)
    Số lượng (container 40’)
    Trị giá (USD)
    Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng ..............
    Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 10 số ......
     
    * Nếu hàng còn tồn đọng tại kho, bãi, cảng, cửa khẩu vào thời điểm báo cáo, đề nghị thương nhân nêu rõ:
    - Lý do tồn đọng: ....................................................................................................
    - Thời gian tồn đọng: ..............................................................................................
    - Dự kiến thời gian giải tỏa hàng: ...............................................…………………
    - Khối lượng hàng đã về cảng nhưng chưa làm thủ tục tạm nhập: .........................
    Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật ./. 
     

    Nơi gửi:
    - Như trên;
    - UBND/ Sở Công Thương tỉnh...;
    (Nơi thương nhân có kho, bãi);
    - UBND/ Sở Công Thương tỉnh...;
    (Nơi thương nhân tạm nhập hàng);
    - Lưu: ...
    Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
    (Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 189/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
    Ban hành: 27/12/2007 Hiệu lực: 20/01/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư 05/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa
    Ban hành: 18/02/2013 Hiệu lực: 04/04/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    04
    Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
    Ban hành: 23/01/2006 Hiệu lực: 01/05/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    05
    Quyết đinh 107/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
    Ban hành: 25/12/2007 Hiệu lực: 11/03/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 33/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh
    Ban hành: 11/09/2010 Hiệu lực: 11/09/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Công văn 2873/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc tăng cường công tác quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất
    Ban hành: 11/06/2012 Hiệu lực: 11/06/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Công văn 1829/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc Thông tư 05/2013/TT-BCT
    Ban hành: 10/04/2013 Hiệu lực: 10/04/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Công văn 137/XNK-TMQT của Cục Xuất nhập khẩu về việc thu hồi mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp
    Ban hành: 07/05/2013 Hiệu lực: 07/05/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Công văn 3195/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc xử lý hàng tạm nhập tái xuất tồn đọng tại các cảng, cửa khẩu
    Ban hành: 11/06/2013 Hiệu lực: 11/06/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Công văn 445/XNK-TMQT của Cục Xuất nhập khẩu về việc thu hồi mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp
    Ban hành: 01/10/2013 Hiệu lực: 01/10/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Công văn 409/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về hàng tiêu dùng gửi kho ngoại quan và thực hiện Thông tư 21/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương
    Ban hành: 16/01/2013 Hiệu lực: 16/01/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    13
    Quyết định 3932/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
    Ban hành: 14/06/2013 Hiệu lực: 14/06/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    14
    Quyết định 8257/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31/12/2013
    Ban hành: 15/09/2014 Hiệu lực: 15/09/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 21/2011/TT-BCT quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công Thương
    Số hiệu:21/2011/TT-BCT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:20/05/2011
    Hiệu lực:03/07/2011
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:09/06/2011
    Số công báo:361 & 362 - 06/2011
    Người ký:Nguyễn Thành Biên
    Ngày hết hiệu lực:04/04/2013
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X