hieuluat

Quyết định 2575/1999/QĐ-BYT ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2575/1999/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đỗ Nguyên Phương
    Ngày ban hành:27/08/1999Hết hiệu lực:06/01/2008
    Áp dụng:27/11/1999Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe, Tài nguyên-Môi trường
  • Quyết định

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 2575/1999/QĐ-BYT
    NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH
    QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

     

    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

     

    - Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

    - Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường.

    - Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ y tế.

    - Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 155/1999/QĐ -TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại.

    - Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ điều trị, Vụ pháp chế - Bộ Y tế.

    QUYẾT ĐỊNH

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý chất thải y tế.

     

    Điều 2. Quy chế quản lý chất thải y tế được áp dụng cho tất cả các cơ sở y tế của Nhà nước, tư nhân và các cơ sở y tế có vấn đầu tư của nước ngoài. Trong quá trình thực hiện, các cơ sở y tế cần lựa chọn các phương pháp phù hợp với điều kiện của cơ sở được quy định trong Quy chế này để thực hiện.

     

    Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 60 ngày kể từ ngày ký.

     

    Điều 4: Các ông, bà: Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế, Vụ trưởng Vụ y tế dự phòng, Chánh thanh tra và Vụ trưởng các Vụ của cơ quan Bộ Y tế, Giám đốc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Hiệu trưởng các trường đào tạo cán bộ y tế, Thủ trưởng Y tế ngành, người phụ trách các cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở y tế tư nhân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


    QUY CHẾ
    QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT
    ngày 27 tháng 8 năm 1999 Của Bộ trưởng Bộ Y tế)

     

    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Chất thải được hiểu như quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993.

    2. Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí.

    3. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dể nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.

    4. Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: Máu, dịch cơ thể, chất bài tiết; các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật; bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn; dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.

    5. Quản lý chất thải y tế nguy hại là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại.

    6. Thu gom là việc tách, phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm tập trung chất thải của cơ sở y tế.

    7. Vận chuyển là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu huỷ.

    8. Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao ngay gần nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.

    9. Tiêu hủy là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (Bao gồm cả chôn lấp) chất thải nguy hại, làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.

     

    Điều 2.

    1. Quy chế này được áp dụng đối với các bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm y tế quận huyện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế, các dịch vụ y tế tư nhân, trung tâm y tế dự phòng, cơ sở đào tạo cán bộ y tế (gọi chung là các cơ sở y tế).

    2. Các cơ sở y tế ngoài việc thực hiện Quy chế này phải thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất thải nguy hại.

     

    Điều 3.

    1. Giám đốc, người phụ trách các cơ sở y tế chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế nguy hại, từ khi chất thải phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng,

    2. Người trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý chất thải y tế phải được đào tạo và thực hiện đúng các quy định đã ban hành.

     

    Điều 4. Các cơ sở y tế phải giảm thiểu và phân loại chất thải theo quy định ngay từ nguồn thải. Không được để chất thải y tế nguy hại lẫn trong chất thải sinh hoạt. Chất thải y tế nguy hại phải xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường.

     

    Điều 5. Các cơ sở y tế chịu trách nhiệm lập kế hoạch để nâng cấp, xây dựng mới, vận hành và bảo dưỡng cơ sở xử lý chất thải; đồng thời phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương để quản lý và xử lý chất thải y tế theo quy định.

     

    Điều 6. Kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý chất thải y tế nguy hại lấy từ các nguồn sau:

    a) Ngân sách Nhà nước.

    b) Nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

    c) Nguồn hỗ trợ của các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ.

    d) Nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác.

     

    CHƯƠNG II
    PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH CHẤT THẢI

     

    Điều 7. Chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 loại như sau:

    1. Chất thải lâm sàng.

    2. Chất thải phóng xạ.

    3. Chất thải hoá học.

    4. Các bình chứa khí có áp suất.

    5. Chất thải sinh hoạt.

     

    Điều 8. Xác định loại chất thải

    1. Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:

    a) Nhóm A: Là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, bông, gạc, găng tay, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu....

    b) Nhóm B: Là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.

    c) Nhóm C: Là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết/xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu...

    d) Nhóm D: Là chất thải dược phẩm, bao gồm:

    i) Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng.

    ii) Thuốc gây độc tế bào.

    e) Nhóm E: Là các mô và cơ quan người - động vật, bao gồm: tất cả các mô của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn); các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai, xác xúc vật.

    2. Chất thải phóng xạ.

    Chất thải phóng xạ là chất thải có hoạt độ riêng giống như các chất phóng xạ.

    Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán hoá trị liệu và nghiên cứu (Phụ lục 1: Các hạt nhân phóng xạ sử dụng trong các cơ sở y tế). Chất thải phóng xạ bao gồm: chất thải rắn, lỏng và khí.

    a) Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ....

    b) Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ.....

    c) Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khí không dùng trong lâm sàng như 133 xe, các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ....

    3. Chất thải hóa học.

    Chất thải hóa học bao gồm: các chất thải rắn, lỏng và khí. Chất thải hóa học trong các cơ sở y tế dược phân thành 2 loại:

    Chất thải hoá học không gây nguy hại như đường, acid béo, một số muối vô cơ và hữu cơ.

    Chất thải hóa học nguy hại bao gồm:

    a) Formaldehyd: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác và dùng để bảo quản các xét nghiệm ở một số khoa khác.

    b) Các hóa chất quang hóa học: có trong dung dịch dùng cố định và tráng phim.

    c) Các dung môi: Các dung môi trong các cơ sở y tế bao gồm các hợp chất halogen như methylen chlorid, chloroform, freons, trichloro ethylen, các thuốc mê bốc hơi như halothan; các hợp chất không có halogen như xylen, aceton, isopropanol, toluen, ethy acetay và acetonitril.

    d) Oxit ethylen - oxit ethylen được sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bị y tế, phòng phẫu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt khuẩn. Loại khí này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người.

    e) Các chất hóa học hồn hợp. Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh....

    4. Các bình chứa khí có áp suất.

    Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng ôxy, CO2, bình ga, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.

    5. Chất thải sinh hoạt bao gồm:

    a) Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà ăn... bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cát tông, túi nilon, túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh, hoa và rác quét dọn từ các sàn nhà.

    b) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh...

     

    CHƯƠNG III
    QUY TRÌNH THU GOM VÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI RẮN
    TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ

     

    Điều 9. Nguyên tắc thu gom chất thải

    1. Phân loại phải được thực hiện ngay tại thời điểm chất thải phát sinh và phải đựng chất thải trong các túi hoặc thùng theo đúng quy định.

    2. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải sinh hoạt. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải sinh hoạt thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất hại y tế nguy hại.

     

    Điều 10. Tiêu chuẩn các túi, hộp và thùng đựng chất thải.

    1. Quy định về màu sắc của túi, hộp và thùng đựng chất thải.

    a) Màu vàng: đựng chất thải lâm sàng, bên ngoài phải có biểu tượng về nguy hại sinh học (Phụ lục 2).

    b) Màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt.

    c) Màu đen: đựng chất thải hoá học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.

    d) Các túi, hộp và thùng đựng có các màu trên chỉ được sử dụng để đựng chất thải và không dùng vào các mục đích khác.

    2. Tiêu chuẩn túi đựng chất thải:

    a) Túi đựng chất thải đem đi đốt phải là túi nhựa PE hoặc PP, không dùng túi nhựa PVC vì khi đốt sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm.

    b) Thành túi dày, kích thước túi phù hợp với chất lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3.

    c) Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 2/3 túi và có dòng chữ "Không được đựng quá vạch này".

    3. Tiêu chuẩn hộp đựng các vật sắc nhọn.

    a) Làm bằng các vật liệu cứng, không bị xuyên thủng, không bị rò rỉ và có thể thiêu đốt được.

    b) Dung tích hộp: cần có hộp đựng với kích thước khác nhau (2,5 lít, 6 lít. 12 lít và 20 lít) phù hợp với lượng các vật sắc nhọn phát sinh.

    c) Các hộp đựng vật sắc nhọn phải thiết kế sao cho thuận lợi cho việc thu gom cả bơm và kim tiêm, khi di chuyển chất thải bên trong không bị đổ ra ngoài, có quai và có nắp đậy để dán kín lại khi thùng đã đầy 2/3.

    d) Hộp có màu vàng, có nhãn đề "Chỉ đựng vật sắc nhọn", có vạch báo hiệu ở mức 2/3 hộp và có dòng chữ "Không được đựng quá vạch này".

    4. Tiêu chuẩn thùng đựng chất thải

    a) Phải làm bằng nhựa Poly Etylen có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng, có nắp đậy. Những thùng thu gom có dung tích lớn cần có bánh xe đẩy.

    b) Thùng màu vàng để thu gom các túi nilon màu vàng đựng chất thải lâm sàng.

    c) Thùng màu xanh để thu gom các túi nilon màu xanh đựng chất thải sinh hoạt.

    d) Thùng màu đen để thu gom các túi nilon màu đen đựng chất thải hoá học và chất thải phóng xạ.

    e) Dung tích thùng tuỳ vào khối lượng chất thải phát sinh, có thể từ 10 đến 250 lít.

    f) Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 2/3 thùng và ghi dòng chữ "Không được đựng quá vạch này".

     

    Điều 11. Nơi đặt các túi và thúng đựng chất thải.

    1. Nơi đặt thùng đựng chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt phải được định rõ tại mỗi khoa/ phòng. Mỗi khoa cần có nơi lưu giữ các túi và thùng đựng chất thải theo từng loại.

    2. Các túi và thùng đựng chất thải phải đặt ở nơi gần với nguồn phát sinh chất thải như buồng thủ thuật, buồng thay băng, buồng tiêm, buồng đỡ đẻ, buồng bệnh, buồng xét nghiệm, hành lang. Trên các xe tiêm và làm thủ thuật cần có hộp đựng vật sắc nhọn để thuận tiện cho việc phân loại.

    3. Các túi đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định, không được thay thế các túi màu vàng, màu đem đựng chất thải nguy hại bằng các túi màu xanh.

     

    Điều 12. Thu gom chất thải nơi phát sinh.

    1. Hộ lý hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập chung chất thải của khoa.

    2. Chất thải lâm sàng khi đưa ra khỏi khoa/phòng phải được để trong túi nilon màu vàng, chất thải hoá học và chất thải phòng xạ phải đựng trong túi nilon màu đen và phải có nhãn ghi nơi phát sinh chất thải.

    3. Các hộp màu vàng đựng vật sắc nhọn và các chất thải sau khi xử lý ban đầu phải cho vào túi nilon màu vàng và buộc kín miệng.

    4. Chất thải phát sinh tại các khoa phải được vận chuyển về nơi lưu giữ chất thải chung của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần.

    5. Buộc túi nilon chứa chất thải khi các túi chứa đã đạt tới thể tích quy định (2/3 túi). Không được dùng ghim dập để làm kín miệng túi.

     

    Điều 13. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế.

    1. Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.

    2. Mỗi cơ sở y tế phải có phương tiện để vận chuyển chất thải từ nơi tập trung của các khoa/phòng đến nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế. Các phương tiện này chỉ sử dụng để vận chuyển chất thải và phải cọ rửa, tẩy uế ngay sau khi vận chuyển chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải phải được thiết kế sao cho: dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, để làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.

     

    Điều 14. Lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế

    1. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ điều kiện sau:

    i) Cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, nhà kho, lối đi.

    ii) Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.

    iii) Phải lưu giữ chất thải y tế nguy hại riêng biệt với chất thải sinh hoạt.

    iv) Có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khoá. Không để xúc vật, các loài gậm nhấm, côn trùng xâm nhập tự do.

    v) Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của sở y tế.

    vi) Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ hoá chất làm vệ sinh.

    vii) Có hệ thống cống thoát nước, nền không thấm và thông khí tốt.

    2. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế .

    a) Đối với các bệnh viện: về nguyên tắc, chất thải phải được chuyển đi tiêu huỷ hàng ngày. Thời gian lưu giữ tối đa chất thải y tế nguy hại trong bệnh viện là 48 giờ.

    b) Đối với các cơ sở y tế nhỏ như trung tâm y tế dự phòng, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế có phát sinh một lượng nhỏ chất thải y tế nguy hại thì phải đựng chất thải trong các túi nilon thích hợp và buộc kín miệng. Chất thải nhóm A, B, C, D không được lưu giữ tại cơ sở y tế quá một tuần. Riêng chất thải nhóm E phải chôn lấp hoặc thiêu đốt ngay.


    CHƯƠNG IV
    VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI
    RA NGOÀI CƠ SỞ Y TẾ

     

    Điều 15. Vận chuyển

    1. Các cơ sở y tế ký hợp đồng với các cơ sở vận chuyển và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại được cơ quan thẩm quyền môi trường cho phép hoạt động. Trường hợp địa phương chưa có cơ sở vận chuyển và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại thì cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm vận chuyển.

    2. Phương tiện chuyên chở chất thải y tế nguy hại không được dùng vào mục đích khác.

    3. Phương tiện chuyên chở chất thải y tế nguy hại phải được làm vệ sinh sau mỗi lần chuyên chở.

    4. Chất thải y tế nguy hại nếu vận chuyển tới nơi tiêu huỷ ở xa phải được đóng gói trong các thùng hoặc các hộp cát tông để tránh bị bục hoặc vỡ trên đường vận chuyển.

    5. Chất thải nhóm E phải đựng trong túi nilon màu vàng, sau đó đóng riêng trong thùng/hộp, dán kín nắp và ghi nhãn trước khi vận chuyển đi tiêu huỷ.

     

    Điều 16. Hồ sơ vận chuyển chất thải.

    1. Mỗi cơ sở y tế phải có hệ thống sổ sách theo dõi lượng chất thải phát sinh và phiếu theo dõi lượng chất thải được chuyển đi tiêu huỷ hàng ngày.

    2. Phiếu theo dõi vận chuyển và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại bao gồm: tên cơ sở y tế, khối lượng chất thải phát sinh, khối lượng chất thải vận chuyển đi tiêu huỷ; tên và chữ ký người giao, người nhận, người tiêu huỷ chất thải.

     

    CHƯƠNG V
    MÔ HÌNH - CÔNG NGHỆ - PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
    VÀ TIÊU HUỶ CHẤT THẢI RẮN

     

    Điều 17. Các mô hình thiêu đốt chất thải rắn y tế nguy hại.

    1. Đối với các cơ sở y tế tại các thành phố áp dụng một trong các mô hình sau:

    a) Xây dựng và vận chuyển hành lò đốt khu vực để đốt chất thải y tế nguy hại tập trung cho toàn thành phố.

    b) Xây dựng và vận hành lò đốt theo cụm bệnh viện để đốt chất thải y tế nguy hại. Lò đốt có thể đặt trong một bệnh viện có khu đất để lắp đặt và vận hành lò đốt, có đường giao thông thuận tiện để các cơ sở y tế lân cận chuyên chở chất thải y tế nguy hại đến thiêu đốt.

    c) Sử dụng cơ sở tiêu huỷ chất thải nguy hại công nghiệp nếu có trong địa bàn.

    2. Đối với cơ sở y tế tại các thị xã, áp dụng một trong các mô hình sau:

    a) Xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế nguy hại theo bệnh viện.

    b) Xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế nguy hại trong từng cơ sở y tế. Mô hình này chỉ áp dụng cho những cơ sở y tế không có lò đốt theo khu vực hoặc theo cụm bệnh viện, hoặc những bệnh viện phát sinh ra một lượng lỡn chất thải y tế nguy hại có độ lây nhiễm cao như Bệnh viện lao, Bệnh viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới...

    Lò đốt trong khu đất bệnh viện không được đạt gần khu dân cư, ống khói lò đốt phải cao hơn khu nhà cao tầng lân cận, vị trí đặt lò đốt phải ở cuối hướng gió chủ đạo trong năm.

    3. Đối với các trung tâm y tế huyện: Nếu không có các cơ sở thiêu đốt chất thải y tế nguy hại theo khu vực hoặc theo cụm bệnh viện thì có thể áp dụng thiêu đốt chất thải y tế nguy hại bằng lò đốt thủ công. Tro và các thành phần còn lại sau khi đốt sẽ được chôn lấp hoặc tiêu huỷ cùng chất thải sinh hoạt.

    4. Đối với phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh và trạm y tế xã: áp dụng một trong hai phương thức sau:

    a) Thiêu đốt ngoài trời.

    b) Thiêu đốt bằng các lò đốt thủ công.

     

    Điều 18. Công nghệ thiêu đốt chất thải rắn y tế nguy hại

    Cơ sở y tế cần căn cứ vào mô hình thiêu đốt đã nêu ở trên và điều kiện về kinh phí kể cả kinh phí đầu tư lắp đặt cũng như vận hành và bảo dưỡng để lựa chọn công nghệ dưới đây cho thích hợp với từng địa phương:

    1. Lò đốt hai buồng có nhiệt độ cao (>10000), có công suất lớn (khoảng từ 5000 - 7000 kg/ngày), có thiết bị làm sạch khí, đưa chất thải vào lò và lấy tro tự động, có thiết bị theo dõi phát xạ... Loại lò này áp dụng cho các cơ sở thiêu đốt chất thải y tế nguy hại tập trung theo khu vực.

    2. Lò đốt hai buồng đốt, nhiệt độ cao (>10000C), công suất thích hợp từ 800 - 1000kg/ngày, đưa chất thải vào lò tự động, lấy tro bán tự động hoặc thủ công. Loại lò này áp dụng cho các cơ sở thiêu đốt chất thải y tế nguy hại theo cụm bệnh viện.

    3. Lò đốt hai buồng có công suất từ 150-300 kg/ngày, dùng cho cơ sở y tế có từ 250 giường bệnh trở lên.

    4. Lò đốt thủ công làm bằng gạch hoặc thùng phuy, áp dụng đối với các cơ sở y tế nhỏ như trung tâm y tế huyện, phòng khám, nhà hộ sinh, trạm y tế xã.

    5. Đốt ngoài trời: chỉ áp dụng đối với các trạm y tế xã ở các vùng nông thôn, vùng núi, không được áp dụng đối với các cơ sở y tế ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Vị trí đốt phải ở cuối hướng gió chủ đạo và có khu vực che chắn để đề phòng lửa cháy sang các khu vực lân cận.

     

    Điều 19. Chôn lấp hợp vệ sinh

    1. Chỉ áp dụng cho những cơ sở y tế chưa có điều kiện để thiêu đốt chất thải y tế nguy hại.

    2. Không chôn lẫn chất thải y tế nguy hại với chất thải sinh hoạt.

    3. Chỉ được phép chôn chất thải y tế nguy hại tại các khu vực đã được quy định.

    4. Bãi chôn lấp chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường và các yêu cầu kỹ thuật do cơ quan quản lý môi trường hoạt động và thẩm định.

     

    Điều 20. Phương pháp xử lý ban đầu.

    1. Quy định chung: chất thải lâm sàng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất thải phát sinh, sau đó mới cho vào túi nilon màu vàng để vận chuyển đi tiêu huỷ.

    2. Chất thải lâm sàng cần xử lý ban đầu là chất thải nhóm C, các vật liệu, dụng cụ sau khi tiếp xúc với người bệnh HIV/AIDS, giang mai; đờm của người fbệnh lao...

    3. Phương pháp xử lý ban đầu, cơ sở y tế tuỳ điều kiện và phương tiện hiện có mà áp dụng các phương pháp sau:

    a) Đun sôi.

    b) Khử khuẩn bằng hoá chất.

    c) Tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô hoặc hơi nóng ẩm.

     

    Điều 21. Tiêu hủy chất thải lâm sàng.

    1. Chất thải nhóm A

    a) Xử lý ban đầu. Một số chất thải nhóm A có nguy cơ lây nhiễm cao như chất thải có đính máu, dịch của người bệnh HIV/AIDS, giang mai, đờm của người bệnh lao... cần phải khử khuẩn ngay khi chất thải phát sinh, trước khi vận chuyển đi tiêu huỷ.

    b) Phương pháp tiêu hủy: có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

    i) Thiêu đốt là phương pháp tốt nhất

    ii) Chôn lấp hợp vệ sinh.

    2. Chất thải nhóm B.

    a) Đối với bơm kim tiêm dùng một lần trước khi đem đi tiêu hủy phải cho vào trong hộp đựng các vật sắc nhọn. Tốt nhất là không nên tháo kim tiêm ra khỏi bơm tiêm, không lắp đầu kim lại để tránh nguy cơ gây tổn thương.

    b) Phương pháp tiêu hủy: như chất thải nhóm A.

    3. Chất thải nhóm C.

    a) Xử lý ban đầu. Chất thải nhóm này có nguy cơ lây nhiễm cao nên bắt buộc phải xử lý ban đầu trước khi vận chuyển chất thải ra khỏi khoa xét nghiệm tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.

    Trường hợp không có điều kiện xử lý trước tiêu hủy thì phải đóng gói kín trong túi nilon màu vàng và vận chuyển thẳng tới lò đốt.

    b) Phương pháp tiêu hủy: giống như chất thải nhóm A.

    4. Chất thải nhóm D

    a) Đối với chất thải dược có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:

    i) Thiêu đốt: cùng với chất thải nhiễm khuẩn nếu có lò đốt.

    ii) Chôn lấp: trước khi đem đi chôn lấp phải làm trơ hóa chất thải. Kỹ thuật trơ hóa được làm như sau: trộn lẫn chất thải với xi măng và một số vật liệu khác để cố định các chất độc hại có trong chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm; 15% vôi bột; 15% xi măng; 5% nước. Sau khi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn.

    iii) Thải vào cống: đối với một lượng rất nhỏ chất thải dược dạng viên nén, viên nang (dưới 500 viên) hoặc chất thải dạng lỏng hoặc nửa lỏng sẽ được pha loãng và thải vào hệ thống cống của cơ sở y tế (nếu cơ sở có hệ thống xử lý nước thải). Không được thải chất thải dược vào nguồn nước tự nhiên như: sông, hồ, đầm lầy.

    b) Đối với chất thải là thuốc gây độc tế bào có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:

    i) Trả lại nơi cung cấp ban đầu.

    ii) Thiêu đốt ở nhiệt độ cao: Chất thải gây độc tế bào phải đốt ở lò đốt có nhiệt độ cao, vì khi đốt ở nhiệt độ thấp sẽ sinh ra khí độc. (Phụ lục 3: Nhiệt độ tối thiểu để tiêu hủy thuốc gây độc tế bào).

    5. Chất thải nhóm E.

    Chất thải nhóm E được tiêu hủy bằng một trong hai phương pháp sau:

    i) Thiêu đốt cùng với chất thải nhiễm khuẩn nếu có lò đốt.

    ii) Chôn ở nghĩa địa hoặc nơi quy định. Tại một số địa phương, theo tập quán văn hóa, người nhà người bệnh có thể tự mang rau thai, bào thai, chi và các phần cắt bỏ của cơ thể đi chôn, với điều kiện cơ sở y tế phải đảm bảo các chất thải này phải đựng trong các túi nilon màu vàng và đóng gói bao bọc cẩn thận trước khi giao cho người nhà người bệnh.

     

    Điều 22. Tiêu hủy chất thải phóng xạ.

    Thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25/6/1996; Nghị định số 50/CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ; và các quy định hiện hành của Nhà nước.

     

    Điều 23. Tiêu hủy chất thải hóa học.

    1. Tiêu hủy chất thải hóa học không nguy hại.

    Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

    a) Tái sử dụng.

    b) Tiêu hủy như chất thải sinh hoạt.

    2. Tiêu hủy chất thải hóa học nguy hại

    a) Nguyên tắc:

    i) Những chất thải hóa học nguy hiểm có tính chất khác nhau không được trộn lẫn vào với nhau để tiêu hủy.

    ii) Không được đốt chất thải có chứa Halogen vì sẽ gây ra ô nhiễm không khí.

    iii) Chất thải hóa học nguy hiểm không được đổ vào hệ thống chất nước thải.

    iv) Không được chôn khối lượng lớn chất thải hóa học vì có thể gây ô nhiễm tới mạch nước ngầm.

    b) Phương pháp tiêu hủy: có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

    i) Trả lại nơi cung cấp ban đầu là phương pháp tốt nhất.

    ii) Thiêu đốt.

    iii) Chôn lấp. Trước khi đem đi chôn lấp phải làm trơ hóa chất thải.

     

    Điều 24. Tiêu hủy các bình chứa có áp suất

    Không được để lẫn bình chứa khí có áp suất vào chất thải lâm sàng để thiêu đốt vì có nguy cơ gây nổ. Có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:

    1. Trả lại nơi sản xuất.

    2. Tái sử dụng.

    3. Tiêu hủy như chất thải sinh hoạt đối với các bình nhỏ.

     

    Điều 25. Tiêu hủy chất thải sinh hoạt

    Chất thải sinh hoạt không thuộc nhóm chất thải nguy hại vì vậy không cần phải thiêu đốt. Chất thải sinh hoạt phải để trong túi nilon màu xanh, được thu gom, vận chuyển, lưu giữ riêng với chất thải y tế nguy hại và tiêu hủy như chất thải trong các hộ gia đình. Trường hợp vô tình để lẫn chất thải y tế vào túi chất thải sinh hoạt thì túi chất thải đó phải được xử lý như túi chất thải y tế nguy hại.

     

    CHƯƠNG VI
    XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ CHẤT THẢI KHÍ

     

    Điều 26. Xử lý nước thải

    1. Quy định chung

    Mỗi bệnh viện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ. Nước thải bệnh việc khi thải ra ngoài khu vực quản lý của bệnh viện phải đạt tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

    2. Mô hình

    Các bệnh việc xây dựng từ trước nhưng không có hệ thống xử lý nước thải phải được xây dựng mới.

    Các bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải từ trước nhưng nay bị hỏng hoặc không hoạt động phải tu bổ và nâng cấp hệ thống này để vận hành có hiệu quả.

    Khi xây dựng các bệnh viện mới, bắt buộc phải có thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

    3. Công nghệ

    Việc lựa chọn công nghệ xử lý phải đáp ứng với các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, phải phù hợp với các điều kiện địa hình, kinh phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì. Có thể lựa chọn một trong các phương pháp như: sinh học, hoá học, cơ học hoặc kết hợp các phương pháp đó. Việc áp dụng các thiết bị và công nghệ mới phải đồng bộ và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về công nghệ môi trường xét duyệt.

     

    Điều 27. Xử lý chất thải khí.

    1. Quy định chung

    Các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm... phải đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

    2. Mô hình

    Các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm phải có hệ thống thông khí và bốc xử lý khí độc.

     

    CHƯƠNG VII
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    Điều 28. Thành lập Ban chỉ đạo.

    1. Tại Bộ Y tế: thành lập ban chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện của Bộ do đồng chí lãnh đạo Bộ làm trưởng ban.

    2. Tại các Sở Y tế: thành lập Ban chỉ đạo xử lý chất thải y tế của Sở do đồng chí lãnh đạo Sở làm trưởng ban thành viên gồm lãnh đạo bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế dự phòng tỉnh, các phòng chức năng cử Sở Y tế. Ban này có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc Sở Y tế về công tác quản lý chất thải y tế tại địa phương và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho xử lý và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại.

     

    Điều 29. Đào tạo

    1. Các cơ sở y tế tổ chức phổ biến "Quy chế quản lý chất thải y tế" cho cán bộ, công chức, nhân viên trong đơn vị.

    2. Bộ Y tế xây dựng chương trình, tài liệu và đào tạo cán bộ phụ trách quản lý chất thải của các cơ sở y tế.

    3. Các cơ sở y tế tổ chức đào tạo cho những người trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý và xử lý chất thải.

     

    Điều 30. Đầu tư cơ sở hạ tầng.

    1. Dựa vào Quy chế quản lý chất thải y tế, các cơ sở y tế lập kế hoạch quản lý chất thải y tế của cơ sở. Đồng thời xây dựng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại.

    2. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp các dự án của các cơ sở y tế trực thuộc. Sau khi có ý kiến nhất trí của các cơ quan có liên quan của địa phương, giám đốc Sở Y tế sẽ trình dự án lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

    3. Vụ Điều trị - Bộ Y tế có trách nhiệm tổng hợp các dự án của các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế. Sau khi có ý kiến nhất trí của các Vụ có liên quan, Vụ Điều trị sẽ trình dự án lên Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

    4. Giám đốc các cơ sở y tế của các Bô, ngành trình dự án lên Bộ trưởng Bộ chủ quản để xem xét và phê duyệt.

     

    Điều 31. Tổ chức kinh tế, thanh tra

    1. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải phối hợp với các ban, ngành có liên quan để tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế của địa phương và các cơ sở y tế đóng trên địa bàn.

    2. Vụ trưởng vụ điều trị - Bộ Y tế kết hợp với các Vụ có liên quan để tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế của các bệnh viện và các cơ sở y tế khác trong cả nước.

    3. Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng chịu trách nhiệm về kiểm tra, đánh giá chất lượng của hệ thống xử lý chất thải phải đảm bảo tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường.

    4. Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm thanh tra và xử lý các vi phạm Quy chế quản lý chất thải y tế theo đúng các quy định của pháp luật.

     


    PHỤ LỤC 1

    CÁC HẠT NHÂN PHÓNG XẠ SỬ DỤNG
    TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ

     

    Hạt nhân phóng xạ

    Các hạt phát sinh

    Thời gian bán huỷ

    ng dụng

    3H

    Hạt beta

    12,3 năm

    Nghiên cứu

    14C

    Hạt benta

    5730 năm

    Nghiên cứu

    32P

    Hạt beta

    14,3 ngày

    Trị liệu

    51Cr

    Tia gamma

    27,8 ngày

    Chuẩn đoán in vitro

    57Co

    Hạt beta

    270 ngày

    Chuẩn đoán in vitro

    59Fe

    Hạt beta

    45,5 ngày

    Chuẩn đoán invitro

    67Ga

    Tia gamma

    72 giờ

    Chuẩn đoán hình ảnh

    75Se

    Tia gamma

    120 ngày

    Chuẩn đoán hình ảnh

    99m Tc

    Tia gamma

    6 giờ

    Chuẩn đoán hình ảnh

    123I

    Tia gamma

    13giờ

    Chuẩn đoán hình ảnh

    125I

    Tia gamma

    60 ngày

    Chuẩn đoán hình ảnh

    131I

    Hạt beta

    8 ngày

    Trị liệu, nghiên cứu

    133Xe

    Hạt bete

    5,3 ngày

    Chuẩn đoán hình ảnh

     


    PHỤ LỤC 2

    BIỂU TƯỢNG NGUY HẠI SINH HỌC

     

    PHỤ LỤC 3

    NHIỆT ĐỘ TỐI THIỂU ĐỂ TIÊU HUỶ THUỐC
    GÂY ĐỘC TẾ BÀO

     

    THUỐC

    NGHIỆT ĐỘ PHÁ HUỶ (0C)

    Asparaginase

    800

    Bleomycin

    1000

    Carboplatin

    1000

    Carrmustin

    800

    Cisplatin

    800

    Cyclophosphamid

    900

    Cytarabin

    1000

    Dacarbazin

    500

    Dactinomycin

    800

    Daunorbicin

    700

    Doxorubicin

    700

    Epirubicin

    700

    Etoposid

    1000

    Fluorouracil

    700

    Idarubicin

    700

    Melphalan

    500

    Metrotrexat

    1000

    Mithramycin

    1000

    Mitomycin C

    500

    Mitozantron

    800

    Mustin

    800

    Thiotepa

    800

    Vinblastin

    1000

    Vincristin

    1000

    Vindesin

    1000

     

     

    PHỤ LỤC 4

    MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ VỆ SINH
    MÔI TRƯỜNG

     

    TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5937 - 1995
    CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
    KHÔNG KHÍ XUNG QUANH

    (Air quality - Ambient Air quality standars)

     

    1. Phạm vi áp dụng

    1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản (bao gồm bụi lơ lửng, CO, NO2, SO2, O3 và chì) trong không khí xung quanh.

    1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.

    2. Giá trị giới hạn

    Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh cho trong bảng.

    Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh (mg/m3)

     

    TT

    Thông số

    Trung bình 1 giờ

    TRUNG BìNH 8 giờ

    Trung bình 24 giờ

    1

    CO

    40

    10

    5

    2

    NO2

    0,4

    -

    0,1

    3

    SO2

    0,5

    -

    0,3

    4

    Pb

    -

    -

    0,005

    5

    O3

    0,2

    -

    0,06

    6

    Bụi lơ lủng

    0,3

    -

    0,2

    Chú thích: phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định các thông số cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

     

    TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

    TCVN 5938-1995
    CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA
    MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
    (Air quality - Maximun allowable concentration of
    hazadous substances in ambient air)

     

    1. Phạm vi áp dụng

    1.1. Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ, sinh ra do các hoạt động kinh tế của con người.

    1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức chất lượng không khí và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí xung quang.

    1.3. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với không khí trong phạm vi các cơ sở sản xuất công nghiệp.

    2. Giá trị giới hạn

    Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh cho trong bảng.

    Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (mg/m3)

     

    TT

    Tên chất

    Công thức
    hoá học

    Trung bình ngày đêm

    Một lần
    tối đa

    1

    Acrylonitril

    CH2=CHCN

    0,2

    -

    2

    Amoniac

    NH3

    0,2

    0,2

    3

    Anlin

    C6H5NH2

    0,03

    0,05

    4

    Anhydritvanadic

    V2O5

    0,002

    0,05

    5

    Asen (hợp chất vô cơ tính theo As)

    As

    0,003

    -

    6

    Asen hydrua (Asin)

    AsH3

    0,002

    -

    7

    Acid acetic

    CH3COOH

    0,06

    0,2

    8

    Acid chlohydric

    HCl

    0,06

    -

    9

    Acid nitric

    HNO3

    0,15

    0,4

    10

    Acid sulfuric

    H2SO4

    0,1

    0,3

    11

    Benzen

    C6H6

    0,1

    1,5

    12

    Bụi chứa SiO2

    - dianas 85-90% SiO2

    - gạch chịu lửa 50% SiO2

    - xi măng 10% SiO2

    - dolomit 8% SiO2

     

     

     

    0,05

    0,1

    0,1

    0,15

     

    0,15

    0,3

    0,3

    0,5

    13

    Bụi chứa amiăng

     

    không

    không

    14

    Cadmi (khói gồm ocid và kim loại) theo Cd

     

    0,001

    0,003

    15

    Carbon disulfur

    CS2

    0,005

    0,03

    16

    Carbon tetraclorua

    CCl4

    2

    4

    17

    Chloroform

    CHCl3

    0,02

    -

    18

    Chì tetraethyl

    Pb(C2H5)4

    không

    0,005

    19

    Clo

    Cl2

    0,03

    0,1

    20

    Benzidin

    NH2C6H4NH2

    không

    không

    21

    Crom kim loại và hợp chất

    Cr

    0,0015

    0,0015

    22

    1,2 Dicloetan

    C2H4C12

    1

    3

    23

    DDT

    C8H11Cl4

    0,5

    -

    24

    Hydroflorua

    HF

    0,005

    0,002

    25

    Formaldehyd

    HCHO

    0,012

    0,012

    26

    Hydrosulfur

    H2S

    0,008

    0,008

    27

    Hydrocyanua

    HCN

    0,01

    0,01

    28

    Mangan và hợp chất (tính theo MonO2)

    Mn/MnO2

    0,01

    -

    29

    Niken (kim loại và hợp chất)

    Ni

    0,001

    -

    30

    Naphta

     

    4

    -

    31

    Phnol

    C6H5OH

    0,01

    0,01

    32

    Styren

    C6H5CH=CH2

    0,003

    0,003

    33

    Toluen

    C6H5CH3

    0,6

    0,6

    34

    Trichloetylen

    ClCH=CCl2

    1

    4

    35

    Thuỷ ngân (kim loại và hợp chất)

    Hg

    0,0003

    -

    36

    Vinylchlorua

    ClCH=CH2

    -

    13

    37

    Xăng

     

    1,5

    5,0

    38

    Tetrachloetylen

    C2Cl4

    0,1

    -

     

    Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định các thông số cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

     

    TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

    TCVN 5939- 1995

    CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - TIÊU CHUẨN KHÍ THẢI
    CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CHẤT VÔ CƠ

    (Air quality - Industrial emission standards -
    Inorganic substances and dusts)

     

    I. PHẠM VI ÁP DỤNG

     

    1.1. Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa của các chất vô cơ và bụi trong không khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3 khí thải) khi thải vào không khí xung quanh.

    Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này là khí và khí có chứa bụi do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra.

    1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất vô cơ và bụi trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí xung quanh.

    3. Giá trị giới hạn

    2.1. Danh mục và giá trị giới hạn nồng độ của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp khi xả vaò khí quyển phải phù hợp với quy định trong bảng.

    2.2. Giá trị giới hạn ở cột A áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động.

    Giá trị giới hạn ở cột B áp dụng cho tất cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường quy định.

    Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong không khí công nghiệp (mg/m3)

    TT

    Thông số

    Giá trị gới hạn

     

     

    A

    B

    1

    Bụi khói

     

     

     

    - Nấu kim loại

    400

    200

     

    - Bê tông nhựa

    500

    200

     

    - Xi măng

    400

    100

     

    - Các nguồn khác

    600

    400

    2

    Bụi

     

     

     

    - chứa silic

    100

    50

     

    - chứa amiăng

    không

    không

    3

    Antimon

    40

    25

    4

    Asen

    30

    10

    5

    Cadimi

    20

    1

    6

    Chì

    30

    10

    7

    Đồng

    150

    20

    8

    Kẽm

    150

    30

    9

    Clo

    250

    20

    10

    HCl

    500

    200

    11

    Flo, acid HF (các nguồn)

    100

    10

    12

    H2S

    6

    2

    13

    CO

    1500

    500

    14

    SO2

    1500

    500

    15

    NOx (các nguồn)

    2.500

    1000

    16

    NOx (cơ sở sản xuất acid)

    4000

    1000

    17

    H2SO4 (các nguồn)

    300

    35

    18

    HNO3

    2000

    70

    19

    Amoniac

    300

    100

     

    2.3 Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù khi thải vào khí quyển phải theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.

    Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định giá trị nồng độ các thành phần vô cơ và bụi cụ thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN tương ứng.

     

    TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

    TCVN 5940-1995
    CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - TIÊU CHUẨN KHÍ THẢI
    CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC CHẤT HỮU CƠ

    (Air qualily - Industrial emission Standards -
    Organic substances)

     

    1. Phạm vi áp dụng

    1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị tối đa nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3 khí thải) khi thải vào không khí xung quanh.

    Khí thải nói trong tiêu chuẩn này là khí do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra.

    1.2. Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát nồng độ các chất hữu cơ trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí qung quanh.

    2. Giá trị giới hạn

    2.1. Tên, công thức hoá học và giá trị giới hạn nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyển phải phù hợp với quy định trong bảng.

    Giới hạn tối đa cho phép các chất hữu cơ thải vào không khí (mg/m3)

    TT

    Tên chất

    Công thức hóa học

    Giới hạn tối đa

    1

    Aceton

    CH3COCH3

    2400

    2

    Acetylen tetrabromua

    CHBr2CHBr2

    14

    3

    Acetaldehyd

    CH3CHO

    270

    4

    Acrolein

    CH2=CHCHO

    1,2

    5

    Amyl acetat

    CH3COOC5H11

    525

    6

    Anilin

    C6H5NH2

    19

    7

    Anhydrid acetic

    (CH3CO)2O

    360

    8

    Benzindin

    NH2C6H4C6H4NH2

    Không

    9

    Benzen

    C6H6

    80

    10

    Benzyl clorua

    C6H5Cl

    5

    11

    Butadien

    C4H6

    2200

    12

    Butan

    C4H10

    2350

    13

    Butyl acetat

    CH3COOC4H9

    950

    14

    n-Butanol

    C4H9OH

    300

    15

    Butylamin

    CH3(CH)2CH2NH2

    15

    16

    Creson (o,m,p)

    CH3C6H4OH

    22

    17

    Chlobezen

    C6H5CL

    350

    18

    Chloroform

    CHCL3

    240

    19

    b- Clopren

    CH2=CClCH=CH2

    90

    20

    Clopicrin

    CCl3NO2

    0,7

    21

    Cyclohexan

    C6H12

    1300

    22

    Cyclohexanol

    C6H11OH

    410

    23

    Cyclohexanon

    C6H10O

    400

    24

    Cycloheaxen

    C6H10

    1350

    25

    Dietylamin

    (C2H5)2NH

    75

    26

    Diflodibrommetan

    CF2Br2

    860

    27

    O-diclobezen

    C6H4Cl2

    300

    28

    1,1-Dicloetan

    CHClCH3

    400

    29

    1,2-Dicloetylen

    ClCH=CHCl

    790

    30

    1,2- Diclodiflometan

    CCl2F2

    4950

    31

    Dioxan

    C4H8O2

    360

    32

    Dimetylanilin

    C6H5N(CH3)2

    25

    33

    Dicloetylete

    (ClCH2CH2)2O

    90

    34

    Dimetylfomamit

    (CH3)2NOCH

    60

    35

    Dimetylsulfat

    (CH3)2SO4

    0,5

    36

    Dimetylhydrazin

    (NH3)2NNH2

    1

    37

    Dinỉtobenzen (0,m,p)

    C6H4(NO2)2

    1

    38

    Etylacetat

    CH3COOC2H5

    1400

    39

    Etylamin

    CH3CH2NH2

    45

    40

    Etylbenzen

    CH3CH2C6H5

    870

    41

    Etylbromua

    C2H5BR

    890

    42

    Etylandiamin

    NH2CH2CH2NH2

    30

    43

    Etylendibromua

    CHBR = CHBR

    190

    44

    Etanol

    C2H5OH

    1900

    45

    Etyltacrilat

    CH2=CHCOOC2H5

    100

    46

    Etylen chlohydrin

    CH2CICH2OH

    16

    47

    Etylen ocid

    CH2OCH2

    20

    48

    Etyl ete

    C2H5OC2H5

    1200

    49

    Etyl clorua

    CH3CH2CL

    2600

    50

    Etyl silicat

    (C2H5)4SiO4

    850

    51

    Etanolamin

    NH2CH2CH2OH

    45

    52

    Fufural

    C4H3OCHO

    20

    53

    Formaldehyt

    HCHO

    6

    54

    Fufuryl

    C4H3OCH2OH

    120

    55

    Flotriclometan

    CCL3F

    5600

    56

    n-Heptan

    C7H16

    2000

    57

    n-Hexan

    C6H14

    450

    58

    Isopropylamin

    (CH3)2CHNH2

    12

    59

    Isobutanol

    (CH3)2CHCH2OH

    360

    60

    Metylacetat

    CH3COOCH3

    610

    61

    Metylacrilat

    CH2=CHCOOCH3

    35

    62

    Metanol

    CH3OH

    260

    63

    Metylacetylen

    CH3C-CH

    1650

    64

    MetyIbromua

    CH3BR

    80

    65

    Metylcyclohecxan

    CH3C6H11

    2000

    66

    Metylcyclohecxanol

    CH3C6H10OH

    470

    67

    Metylcyclohecxanon

    CH3C6H9O

    460

    68

    Metylclorua

    CH3CL

    210

    69

    Metylen clorua

    CH2CL2

    1750

    70

    Metyl chloroform

    CH3CCL3

    2700

    71

    Monometylanilin

    C6H5NHCH3

    9

    72

    Metanolamin

    HOCH2NH2

    31

    73

    Naphtalen

    C10H3

    150

    74

    Nitrobenzen

    C6H5NO2

    5

    75

    Nitroetan

    CH3CH2NO2

    310

    76

    Nitroglycerin

    C3H3(NO2)3

    5

    77

    Nitrometan

    CH3NO2

    250

    78

    2-Nitropropan

    CH3CH(NO2)CH3

    1800

    79

    Nitrotoluen

    NO2C6H4CH3

    30

    80

    Octan

    C8H18

    2850

    81

    Pentan

    C5H12

    2950

    82

    Pentanon

    CH3CO(CH2)2CH3

    700

    83

    Phenol

    C6H5OH

    19

    84

    Phenylhydrazin

    C6H5NHNH2

    22

    85

    Tetrachloetylen

    CCl2=CCl2

    670

    86

    Propanol

    CH3CH2CH2OH

    980

    87

    Prolyacetat

    CH3-COO-C3H7

    840

    88

    Propylendiclorua

    CH3-CHCl-CH2Cl

    350

    89

    Propylenoxyt

    C3H6O

    240

    90

    Propylen ete

    C3H5OC3H5

    2100

    91

    Pyridin

    C5H5N

    30

    92

    Pyren

    C16H10

    15

    93

    Quinon

    C6H4O2

    0,4

    94

    Styren

    C5H6CH=CH2

    420

    95

    Tetrahydrofural

    C4H8O

    590

    96

    1,2, 2,2-Tetracloetan

    Cl2HCCHCl2

    35

    97

    Tetraclometan

    CCl

    65

    98

    Tuloen

    C6H5CH3

    750

    99

    Tetranitrometan

    C(NO2)4

    8

    100

    Toluidin

    CH3C6H4NH2

    22

    101

    Toluen-2,4-diisocyanat

    CH3C6H3(NCO)2

    0,7

    102

    Trietylamin

    (C2H5)3N

    100

    103

    1,1,2-Tricloetan

    CHCl2CH2=Cl

    1080

    104

    Tricloetylen

    ClCH=CCl2

    110

    105

    Triflobrommetan

    CBrF3

    6100

    106

    Xylen (o,m,p)

    C6H4(CH3)2

    870

    107

    Xylidin

    (CH3)2C6H3NH2

    50

    108

    Vinylclorua

    CH2=CHCl

    150

    109

    Vinyltoluen

    CH2=CHC6H4CH3

    480

     

    2.2. Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí quyển phải tuân theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.

    Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán để xác định giá trị nồng độ các chất hữu cơ cụ thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN tương ứng.

     


    TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

    TCVN 5945 - 1995
    NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP - TIÊU CHUẨN THẢI

    (Industrial waste water - Discharge standards)

    1. Phạm vi áp dụng

    1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần trong nước thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ.... (gọi chung là nước thải công nghiệp).

    1.2. Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp trước khi đổ vào các vực nước.

    2. Giá trị giới hạn

    2.1. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần của nước thải công nghiệp khi đổ vào các vực nước phải phù hợp với quy định trong bảng.

    2.2. Đối với nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù, giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần được quy định trong các tiêu chuẩn riêng.

    2.3. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các vực nước được dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt.

    2.4. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B chỉ được đổ vào các vực nước dùng cho các mục đích giao thông thuỷ, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thuỷ sản, trồng trọt...

    2.5. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy định trong cột C chỉ được phép đổ vào các nơi quy định.

    2.6. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị quy định trong cột C thì không được phép thải ra môi trường.

    2.7. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

     

    NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

    Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm

    TT

    Thông số

    Đơn vị

    Giá trị giới hạn

     

     

     

    A

    B

    C

    1

    Nhiệt độ

    0C

    40

    40

    45

    2

    pH

     

    6 á 9

    5,5 á 9

    5 á 9

    3

    BOD5 (200C)

    mg/l

    20

    50

    100

    4

    COD

    mg/l

    50

    100

    400

    5

    Chất rắn lơ lửng

    mg/l

    50

    100

    200

    6

    Asen

    mg/l

    0,05

    0,1

    0,5

    7

    Cadmi

    mg/l

    0,01

    0,02

    0,5

    8

    Chì

    mg/l

    0,1

    0,5

    1

    9

    Clo dư

    mg/l

    1

    2

    2

    10

    Crom (VI)

    mg/l

    0,05

    0,1

    0,5

    11

    Crom (III)

    mg/l

    0,2

    1

    2

    12

    Dầu mỡ khoáng

    mg/l

    KPHĐ

    1

    5

    13

    Dầu động thực vật

    mg/l

    5

    10

    30

    14

    Đồng

    mg/l

    0,2

    1

    5

    15

    Kẽm

    mg/l

    1

    2

    5

    16

    Mangan

    mg/l

    0,2

    1

    5

    17

    Niken

    mg/l

    0,2

    1

    2

    18

    Phospho hữu cơ

    mg/l

    0,2

    0,5

    1

    19

    Phospho tổng số

    mg/l

    4

    6

    8

    20

    Sắt

    mg/l

    1

    5

    10

    21

    Tetracloetylen

    mg/l

    0,02

    0,1

    0,1

    22

    Thiếc

    mg/l

    0,2

    1

    5

    23

    Thuỷ ngân

    mg/l

    0,005

    0,005

    0,01

    24

    Tổng nitơ

    mg/l

    30

    60

    60

    25

    Tricloetylen

    mg/l

    0,05

    0,3

    0,3

    26

    Amonniac

    (tính theo N)

    mg/l

    0,1

    1

    10

    27

    Florua

    mg/l

    1

    2

    5

    28

    Phenola

    mg/l

    0,001

    0,05

    1

    29

    Sulfur

    mg/l

    0,2

    0,5

    1

    30

    Cianur

    mg/l

    0,05

    0,1

    0,2

    31

    Tổng hoạt độ phóng xạ a

    Bp/l

    0,1

    0,1

    -

    32

    Tổng hoạt độ phóng xạ b

    Bp/l

    1

    1

    -

    33

    Coliform

    MPN/l

    00ml

    5.000

    10.000

    -

     

     

     

     

     

     

    Chú thích: KPHĐ - không phát hiện được

     

     

     

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
    Ban hành: 30/06/1989 Hiệu lực: 11/07/1989 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Bảo vệ môi trường
    Ban hành: 27/12/1993 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 68/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu bộ máy của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
    Ban hành: 25/10/1995 Hiệu lực: 25/10/1995 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 68/CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết việc thi hành Luật khoáng sản
    Ban hành: 01/11/1996 Hiệu lực: 01/11/1996 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Quyết định 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế
    Ban hành: 30/11/2007 Hiệu lực: 06/01/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    06
    Quyết định 18/2007/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 365:2007 "Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn thiết kế"
    Ban hành: 15/05/2007 Hiệu lực: 30/05/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 31/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đến ngày 31/12/2007 đã hết hiệu lực pháp luật
    Ban hành: 22/08/2008 Hiệu lực: 07/10/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 68/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương
    Ban hành: 12/12/2008 Hiệu lực: 22/12/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
    Quyết định 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế
    Ban hành: 30/11/2007 Hiệu lực: 06/01/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 2575/1999/QĐ-BYT ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:2575/1999/QĐ-BYT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:27/08/1999
    Hiệu lực:27/11/1999
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe, Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Đỗ Nguyên Phương
    Ngày hết hiệu lực:06/01/2008
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X