hieuluat

Quyết định 3192/QĐ-BYT Quy trình giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:3192/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thanh Long
    Ngày ban hành:25/08/2014Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:25/08/2014Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ
    -------
    Số: 3192/QĐ-BYT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2014
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    Về việc ban hành Quy trình giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la
    ----------
    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
     
     
    Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
    Căn cứ Quyết định 2914/QĐ-BYT ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do vi rút E-bô-la;
    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la”.
    Điều 2. “Quy trình giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
    Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 4;
    - BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
    - Các đồng chí Thứ trưởng (để phối hợp);
    - Cổng TTĐT Bộ Y tế;
    - Lưu: VT, DP.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thanh Long
     
    GIÁM SÁT BỆNH DO VI RÚT Ê-BÔ-IA
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
     
     
    PHẦN 1. GIÁM SÁT BỆNH DO VI RÚT Ê-BÔ-LA TẠI CỬA KHẨU
    Tăng cường giám sát, kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ tại khu vực cửa khẩu để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan dịch bệnh qua cửa khẩu.
    Kiểm dịch y tế phối hợp với các đơn vị chức năng tại cửa khẩu (Công an cửa khẩu, Biên phòng) tiếp nhận và xử lý thông tin, đồng thời quan sát thể trạng và giám sát thân nhiệt hành khách để phân loại hành khách.
    1. Trường hợp hành khách sốt >38°C
    Kiểm dịch viên y tế hướng dẫn hành khách đến khu vực cách ly và tiến hành các bước và phân loại sau:
    - Kiểm tra lại thân nhiệt.
    - Áp dụng khai báo y tế.
    - Quan sát thể trạng.
    - Điều tra theo mẫu phiếu Báo cáo trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh nhóm A tại khu vực cửa khẩu.
    Người có yếu tố dịch tễ là những người có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh Ê-bô-la hoặc động vật nhiễm vi rút Ê-bô-la trong vòng 21 ngày.
    Kiểm dịch viên y tế hướng dẫn hành khách đến phòng cách ly và thực hiện các bước sau:
    - Áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân cho hành khách.
    - Khám lâm sàng sơ bộ, sơ cứu, điều trị sơ bộ (nếu cần thiết).
    - Hoàn thiện Phiếu điều tra ca bệnh (Phụ lục 3).
    - Chuyển bệnh nhân bằng xe chuyên dụng đến cơ sở y tế.
    - Báo cáo Lãnh đạo Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh/thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế, Sở Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur phụ trách và Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
    - Thông báo và phối hợp các đơn vị chức năng tại cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh cho hành khách.
    - Thông báo và phối hợp với cơ sở y tế được quy định để chuẩn bị phòng cách ly, thu dung và điều trị bệnh nhân.
    - Lập danh sách, điện thoại và địa chỉ cụ thể ở Việt Nam của những người ngồi cùng hoặc trước, sau, bên cạnh hai hàng ghế với hành khách đó trên cùng chuyến xe/toa tàu/máy bay:
    + Gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur, Cục Y tế Dự phòng và TTYTDP tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để quản lý và theo dõi trong vòng 21 ngày.
    + Hướng dẫn những người trong danh sách tự theo dõi sức khỏe và thông báo cho cán bộ y tế khi có yêu cầu hoặc khi xuất hiện một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ê-bô-la.
    1.2. Hành khách không có yếu tố dịch tễ
    Áp dụng kiểm tra và xử lý y tế theo quy định tại Nghị định số 103/201/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
    2.1. Hành khách có yếu tố dịch tễ
    - Áp dụng khai báo y tế.
    - Kiểm dịch viên xác nhận tờ khai y tế và hướng dẫn làm thủ tục nhập cảnh.
    - Lập danh sách hành khách, gửi báo cáo hàng ngày theo quy định.
    2.2. Hành khách không có yếu tố dịch tễ
    Thực hiện thủ tục nhập cảnh bình thường.
    PHẦN 2: GIÁM SÁT BỆNH DO VI RÚT Ê-BÔ-LA TẠI CỘNG ĐỒNG
    Tăng cường giám sát chặt chẽ tại cộng đồng và cơ sở y tế đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ê-bô-la và có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong vòng 21 ngày. Phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng.
    1. Trường hợp người có yếu tố dịch tễ
    - Lập danh sách những người cần theo dõi tại địa phương.
    - Liên hệ và tư vấn cho người phải theo dõi về các biện pháp phòng bệnh.
    - Giám sát tình trạng sức khỏe của người phải theo dõi đến hết 21 ngày kể từ ngày cuối cùng đối tượng rời khỏi vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh do vi rút Ê-bô-la hoặc động vật nhiễm vi rút Ê-bô-la.
    - Khi có thông tin đối tượng phải theo dõi rời khỏi địa phương thì phải thông báo cơ quan y tế địa phương nơi đối tượng sẽ đến để tiếp nhận và quản lý.
    - Cung cấp số điện thoại và địa chỉ cụ thể cho người phải theo dõi để thông báo khi có biểu hiện sốt hoặc triệu chứng khác giống bệnh do vi rút Ê-bô-la
    - Hướng dẫn người nghi ngờ:
    + Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
    + Hạn chế đi lại và tiếp xúc với người khác trong thời gian theo dõi.
    + Tự theo dõi sức khỏe, thông báo cho cán bộ y tế khi có yêu cầu hoặc khi xuất hiện một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ê-bô-la.
    - Áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân.
    - Chuyển người nghi ngờ mắc bệnh bằng xe chuyên dụng đến cơ sở y tế được quy định để cách ly, quản lý và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
    - Điều tra ca bệnh theo mẫu phiếu (Phụ lục 4).
    - Lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hoặc Viện Pasteur Hồ Chí Minh làm xét nghiệm chẩn đoán theo đúng quy trình.
    - Các cán bộ tham gia điều tra, vận chuyển, xử lý người nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ê-bô-la phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng cách và hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp để hạn chế lây nhiễm cho cán bộ y tế và cộng đồng.
    - Người tiếp xúc gần bao gồm:
    + Người trực tiếp chăm sóc; người sống, làm việc cùng phòng, cùng gia đình với trường hợp bệnh xác định.
    + Người ngồi cùng hàng hoặc trước, sau, bên hai hàng ghế trên một cùng chuyến xe/toa tàu/máy bay.
    + Có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
    - Lập danh sách những người tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gần.
    - Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la:
    + Phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (đeo khẩu trang N95, kính bảo hộ, mũ, găng tay, bao giày, quần áo) khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
    + Rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.
    + Hạn chế đi lại và tiếp xúc với người khác trong thời gian theo dõi.
    + Tự theo dõi sức khỏe, thông báo cho cán bộ y tế khi có yêu cầu hoặc khi xuất hiện một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ê-bô-la.
    Khi ghi nhận ca bệnh xác định do vi rút Ê-bô-la, cần thực hiện ngay các hoạt động sau:
    - Triển khai các hoạt động phòng chống dịch theo Quyết định số 2941/QĐ-BYT ngày 07/8/2014 của Bộ Y tế về Kế hoạch phòng chống bệnh do vi rút Ê-bô-la tại Việt Nam.
    - Thành lập đội cơ động chống dịch.
    - Tổ chức khoanh vùng, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với người dân trong khu vực bệnh nhân cư trú.
    - Tăng cường giám sát, phát hiện ca bệnh mới và chùm ca bệnh.
    - Điều tra theo mẫu phiếu (Phụ lục 4).
    - Báo cáo tình hình dịch về Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur và Bộ Y tế.
    - Khử trùng triệt để khu vực bệnh nhân cư trú.
    - Thông tin giáo dục truyền thông về nguy cơ dịch bệnh, các biện pháp phòng chống.
    - Thiết lập đường dây điện thoại nóng để trả lời, hướng dẫn nhân dân.
    - Bệnh nhân phải được cách ly tại bệnh viện theo quy định.
    - Hàng ngày các chất thải, dịch tiết của bệnh nhân phải được quản lý và xử lý theo đúng quy định.
    - Trong thời gian điều trị, hạn chế tối đa việc vận chuyển người bệnh ra khỏi buồng bệnh và khu vực cách ly.
    3.2. Đối với người tiếp xúc
    - Lập danh sách những người tiếp xúc với bệnh nhân và theo dõi tình hình sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Nếu có sốt trên 38°C hoặc có các biểu hiện lâm sàng của bệnh do vi rút Ê-bô-la phải đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
    - Những người được cách ly theo dõi nên bố trí nơi ăn ngủ riêng, hạn chế đi lại, tiếp xúc với người khác.
    - Tại gia đình, nơi tạm trú hoặc khu vực ổ dịch cần được khử trùng triệt để.
    Khử trùng nhà ở, khu vực xung quanh, vật dụng, phương tiện chuyên chở và quản lý chất thải người nghi ngờ, người mắc bệnh theo quy định.
    - Vận chuyển bệnh nhân bằng xe chuyên dụng và đảm bảo an toàn cho người vận chuyển (lái xe, nhân viên y tế, người nhà...)
    - Nhân viên vận chuyển người bệnh phải được trang bị phòng hộ cá nhân như khẩu trang, áo choàng dùng một lần, mặt nạ hoặc kính che mắt, găng tay, mũ.
    - Sau khi vận chuyển, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng theo đúng quy định.
    PHẦN 3. THÔNG TIN BÁO CÁO
    Thực hiện thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và các văn bản khác về thông tin, báo cáo dịch bệnh và theo Thông tư số 15/2014/TT-BYT ngày 15/5/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thông tin báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế.
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 63/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 31/08/2012 Hiệu lực: 20/10/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Quyết định 2914/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do vi rút Ê-bô-la
    Ban hành: 06/08/2014 Hiệu lực: 06/08/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư 48/2010/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm
    Ban hành: 31/12/2010 Hiệu lực: 15/02/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 15/2014/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thông tin, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế
    Ban hành: 15/05/2014 Hiệu lực: 01/07/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 3192/QĐ-BYT Quy trình giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:3192/QĐ-BYT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:25/08/2014
    Hiệu lực:25/08/2014
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thanh Long
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X