hieuluat

Quyết định 5154/QĐ-BYT Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP)

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:5154/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đỗ Xuân Tuyên
    Ngày ban hành:11/12/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:11/12/2020Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ

    ______

    Số: 5154/QĐ-BYT

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

    Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2020

     

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    Về việc ban hành kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP), giai đoạn 2021 – 2025

    ________________

    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

     

    Căn cứ Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006;

    Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

    Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ -TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;

    Căn cứ Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”;

    Xét đề nghị của Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

     

    QUYẾT ĐỊNH

     

    Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP), giai đoạn 2021 - 2025.

    Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

    Điều 3: Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

     

    Nơi nhận:

    - Như Điều 3;

    - Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);

    - Các đ/c Thứ trưởng;

    - Website Bộ Y tế;

    - Lưu: VT, AIDS.

    BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

     

     

     

    Đỗ Xuân Tuyên

     

     

     
     

    BỘ Y TẾ

    _____

     

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

     

     

     

     

    KẾ HOẠCH

    Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025

     

    I. SỰ CẦN THIẾT

    Trên thế giới, các bằng chứng khoa học đã chứng minh hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP). Những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV tuân thủ uống thuốc ARV hằng ngày có thể giảm nguy cơ lây nhiễm trên 90%. Vì vậy, năm 2015, Tổ chức Y tế đã khuyến cáo các quốc gia cần triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP cho nhóm quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới (TW), người tiêm chích ma tuý (TCMT), bạn tình âm tính của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc người nhiễm HIV đã điều trị ARV có tải lượng HIV từ 200 bản sao/ml máu trở lên.

    Tại Việt Nam, tính đến tháng 9/2020, toàn quốc có trên 212.000 người nhiễm HIV được phát hiện và đang còn sống, trong đó 150.984 người nhiễm HIV hiện đang điều trị ARV tại 446 cơ sở điều trị HIV/AIDS, 39 trại giam, trại tạm giam, trung tâm giáo dục bắt buộc và 652 trạm y tế xã, phường cấp phát thuốc ARV. Trung bình mỗi năm có khoảng hơn 10.000 trường hợp được phát hiện mới nhiễm HIV. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV giảm ở nhóm TCMT và phụ nữ bán dâm nhưng tăng nhanh ở nhóm MSM (từ 3,95% năm 2011 lên 5,1% năm 2015, 11,36% năm 2018 và 13,85% năm 2019). Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM khác nhau ở các tỉnh, thành phố nhưng thường tập trung ở các khu vực đô thị, các tỉnh, thành phố lớn hoặc các tỉnh du lịch như Cần Thơ (20,3%), Thành phố Hồ Chí Minh 13,8%, Bà Rịa Vũng Tàu 16%, Khánh Hòa 14,6%, Hải Phòng 5,3%. Theo nghiên cứu của Viện Y tế toàn cầu, Đại học Washington, Mỹ năm 2019, ở 05 tỉnh, thành phố của Việt Nam gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Khánh Hòa và Kiên Giang, từ năm 2017 - 2050, ước tính sẽ có khoảng trên 107.000 ca nhiễm HIV mới trong nhóm quần thể có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Nếu độ bao phủ điều trị PrEP đạt 60% thì sẽ giảm được 48% tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm này (dự phòng được 55.640 ca nhiễm mới/cỡ mẫu 107.000 ca).

    Ngày 28/9/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5866/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2018 - 2020. Đến 30/9/2020, điều trị PrEP đã được triển khai tại 27 tỉnh, thành phố với 111 cơ sở (83 cơ sở nhà nước và 28 cơ sở tư nhân), 13.625 khách hàng sử dụng dịch vụ điều trị PrEP. Trong số 13.625 khách hàng điều trị PrEP 78% khách hàng là MSM, hơn 50% khách hàng hiện đang điều trị tại 28 cơ sở y tế tư nhân. Qua theo dõi gần 2 năm triển khai điều trị PrEP chỉ có 8 khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV dương tính do không tuân thủ điều trị, không có khách hàng nào bị nhiễm HIV khi tuân thủ điều trị tốt. Nếu so với nghiên cứu của Trường đại học Y Hà Nội qua theo dõi 1.498 MSM không điều trị PrEP sau 12 tháng có 56 trường hợp MSM dương tính với HIV (chiếm tỷ lệ 3,73%) thì việc triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP đã làm giảm tới hơn 98% ca nhiễm HIV. Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy điều trị PrEP làm giảm lây nhiễm HIV đến 86% ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (nghiên cứu IPERGAY PROUD), làm giảm lây nhiễm HIV đến 75% ở nhóm cặp bạn tình dị nhiễm (nghiên cứu Partners PrEP), làm giảm lây nhiễm HIV đến 62% ở nhóm quan hệ tình dục khác giới (nghiên cứu TDF2).

    Trong bối cảnh hình thái dịch HIV của Việt Nam chuyển sang lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và nhóm MSM được coi là nhóm nguy cơ chính gây dịch HIV ở Việt Nam trong thời gian tới, ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, trong đó có chỉ tiêu “Tỷ lệ người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) đạt 30% vào năm 2025 40% vào năm 2030”. Với những lý do trên, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025.

    II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

    Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 64/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

    Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 16/11/2020;

    Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ;

    Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;

    Quyết định số 5866/QĐ-BYT ngày 28/9/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2018 - 2020.

    III. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM BẰNG THUỐC ARV

    1. Mục tiêu chung

    Đẩy mạnh các hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho những người có hành vi nguy cao lây nhiễm HIV để giảm số người nhiễm mới, hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.

    2. Mục tiêu cụ thể

    2.1. Mở rộng độ bao phủ và đa dạng hóa các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP phù hợp với tình hình thực tế đến tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo khách hàng được tiếp cận dễ dàng, thuận lợi.

    2.2. Bảo đảm và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ PrEP thông qua các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP toàn diện, thân thiện, hướng tới sự hài lòng của khách hàng.

    2.3. Tăng cường các hoạt động truyền thông tạo cầu, đa dạng hóa các kênh thông tin và xây dựng nội dung truyền thông phù hợp với đặc điểm của từng nhóm quần thể có hành vi nguy cao, nhằm tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ PrEP của các nhóm đối tượng này.

    2.4. Thiết lập mạng lưới giám sát, báo cáo điều trị PrEP lồng ghép vào mạng lưới giám sát, báo cáo phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm kết nối các dịch vụ để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng.

    2.5. Thiết lập cơ chế tài chính bền vững cho công tác điều trị PrEP.

    3. Chỉ tiêu

    3.1. Tỷ lệ người MSM được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) đạt 30% vào năm 2025.

    3.2. Số khách hàng có nguy cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít nhất 1 lần đạt 72.000 người vào năm 2025.

    3.3. Tỷ lệ khách hàng duy trì điều trị PrEP sau 3 tháng đạt trên 80% vào năm 2025.

    3.4. 100% các tỉnh, thành phố triển khai điều trị PrEP và được lồng ghép vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS của địa phương, các số liệu báo cáo về PrEP được lồng ghép vào hệ thống giám sát, báo cáo chung về HIV để theo dõi tình hình dịch HIV và đánh giá hiệu quả các hoạt động điều trị PrEP.

    4. Thời gian và địa bàn triển khai

    Năm 2021, tiếp tục duy trì điều trị PrEP tại 27 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre. Đồng thời căn cứ theo tình hình thực tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS thống nhất với các tỉnh, thành phố quyết định mở rộng địa bàn triển khai PrEP sang các tỉnh, thành phố khác có nhu cầu.

    Năm 2022-2025: Mở rộng địa bàn triển khai PrEP tại 63/63 tỉnh, thành phố. Cục Phòng, chống HIV/AIDS thống nhất với Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

    5. Gói dịch vụ PrEP, mô hình triển khai

    5.1. Gói dịch vụ PrEP

    Gói dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP), bao gồm:

    Tư vấn xét nghiệm HIV cho đối tượng có nguy cao nhiễm HIV;

    Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP);

    Hỗ trợ tuân thủ điều trị PrEP duy trì điều trị PrEP;

    Sàng lọc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp (Lậu, giang mai, Chlamydia) và kết nối điều trị;

    Sàng lọc viêm gan B, C và kết nối điều trị;

    Cung cấp các vật dụng can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm, chất bôi trơn (kết hợp với chương trình can thiệp giảm hại);

    Các dịch vụ được cung cấp phải thân thiện và hướng tới sự hài lòng của khách hàng;

    Truyền thông huy động cộng đồng và giảm kỳ thị, phân biệt đối xử trong nhóm khách hàng dùng PrEP.

    5.2. Mô hình cung cấp dịch vụ

    Đa dạng hóa các loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ PrEP phù hợp từ trung ương đến địa phương như bệnh viện; phòng khám đa khoa; phòng khám chuyên khoa; phòng khám điều trị HIV/AIDS; phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng; cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà; trạm xá, trạm y tế cấp xã; cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức,...

    Khuyến khích các cở sở y tế tư nhân trong cung cấp dịch vụ PrEP. Khi các cơ sở y tế tư nhân nhận hỗ trợ từ các chương trình dự án tài trợ để cung cấp dịch vụ PrEP miễn phí, cần có bản cam kết với cơ quan y tế đầu mối triển khai chương trình, dự án tại địa phương để bảo đảm các dịch vụ PrEP triển khai miễn phí theo đúng quy định của nhà tài trợ và các quy định pháp luật của Việt Nam.

    Các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP cần có các hoạt động kết nối với cộng đồng người có nguy cao lây nhiễm HIV (đặc biệt là nhóm MSM, nhóm TW, nhóm bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhóm TCMT, nhóm phụ nữ bán dâm...) và cơ quan đầu mối chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn để bảo đảm việc cung cấp dịch vụ PrEP hiệu quả, khách hàng nhận được gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS toàn diện và giúp theo dõi, đánh giá chương trình.

    5.3. Điều kiện cơ sở thực hiện điều trị PrEP

    Là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Điều kiện các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy hoạt động tuân theo các quy định của Thông tư số 01/2016/VBHN-BYT ngày 26/02/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như: Điều 23 (Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện), Điều 24 (Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa), Điều 25 (Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa), Điều 25a (Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng), Điều 33 (Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà), Điều 36 (Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã), Điều 37 (Cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức) và các quy định pháp luật khác liên quan.

    Về phạm vi hoạt động chuyên môn: Phù hợp với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong giấy phép hoạt động. Đối với phạm vi hoạt động chuyên môn của Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng thực hiện theo quy định tại Điều 1, Khoản 14, điểm 1, 2, 3, 4 Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế và văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BYT ngày 26/2/2016 (Điều 25a) của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Về thực hiện các kỹ thuật chuyên môn: Là những người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được cấp có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề và có chứng nhận đã qua tập huấn về điều trị PrEP hoặc giấy chứng nhận đã qua tập huấn về điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Đảm bảo đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

    Về quy trình chuyên môn: Thực hiện điều trị PrEP theo quy định tại mục 1, Chương III, Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được ban hành tại Quyết định 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế.

    6. Nội dung hoạt động

    6.1. Mở rộng độ bao phủ cung cấp dịch vụ điều trị PrEP

    Mở rộng đối tượng điều trị PrEP tới các khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, trong đó tập trung chủ yếu cho nhóm MSM, bạn tình âm tính của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc mới điều trị ARV hoặc đã điều trị ARV nhưng kết quả xét nghiệm tải lượng HIV trên 200 tế bào/ml, chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm, TCMT và các nhóm có nhu cầu sử dụng dịch vụ PrEP.

    Bảng 1. Dự kiến số khách hàng điều trị PrEP theo nhóm đối tượng giai đoạn 2021 - 2025

    Đối tượng

    Kết quả đến 30/6/2020

    Chỉ tiêu đến 12/2020

    2021

    2022

    2023

    2024

    2025

    SDCs

    1.594

    1.836

    4.560

    4.908

    5.256

    5.604

    5.952

    FSWs

    175

    612

    1.520

    1.662

    1.804

    1.947

    2.089

    MSM

    7.846

    11.169

    27.740

    33.531

    39.322

    45.113

    50.704

    TW

    353

    1.397

    2.794

    4.191

    5.588

    6.986

    8.518

    PWID

    87

    286

    1.386

    2.208

    3.029

    3.851

    4.738

    Tổng số

    10.055

    15.300

    38.000

    46.500

    55.000

    63.500

    72.000

     

    Ghi chú: 1) SDCs: Bạn tình âm tính của người nhiễm HIV; 2) FSWs: Phụ nữ bán dâm; 3) MSM: Nam quan hệ tình dục đồng giới nam; 4) TW: Chuyển giới nữ; 5) PWID: Người tiêm chích ma túy.

    Mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ PrEP, bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ. Triển khai các mô hình điều trị phù hợp với đặc điểm tình hình dịch, các đối tượng có hành vi nguy cao lây nhiễm HIV và điều kiện địa lý của địa phương nhằm tăng số khách hàng được tiếp cận với dịch vụ điều trị PrEP.

    Lồng ghép và đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ PrEP: Nhà nước, tư nhân, phòng khám đa khoa, chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, phòng khám điều trị HIV/AIDS, phòng khám điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các Viện, trường Đại học Y, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế xã/phường/thị trấn... phù hợp.

    Thí điểm, triển khai các mô hình mới cung cấp dịch vụ PrEP như cấp phát thuốc PrEP tại các hiệu thuốc, cung cấp điều trị PrEP lưu động, điều trị PrEP từ xa (PrEP online), mô hình cung cấp dịch vụ điều trị PrEP toàn diện. Thí điểm và từng bước mở rộng tiếp thị xã hội dịch vụ PrEP cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

    Tăng cường phối hợp chặt chẽ và kết nối chuyển gửi khách hàng hiệu quả từ các cơ sở có lượng khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV như: Cơ sở điều trị Methadone, tư vấn xét nghiệm HIV (khách hàng xét nghiệm HIV âm tính), bệnh nhân điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị ARV (cặp dị nhiễm), chương trình bao cao su, bơm kim tiêm, chất bôi trơn đến cới cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị PrEP.

    Bảng 2. Dự kiến số khách hàng điều trị PrEP theo từng tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2025

    STT

    Tỉnh/Thành phố

    Số khách hàng đến 30/6/2020

    Chỉ tiêu 12/2020

    2021

    2022

    2023

    2024

    2025

    1

    An Giang

    11

    1.180

    1.180

    1.325

    1.590

    1.770

    1.920

    2

    Bà Rịa - Vũng Tàu

    70

    200

    970

    1.020

    1.250

    1.450

    1.650

    3

    Bắc Giang

     

    235

    235

    294

    353

    403

    453

    4

    Bắc Kạn

     

     

     

    35

    55

    82

    122

    5

    Bạc Liêu

     

     

     

    189

    372

    554

    773

    6

    Bắc Ninh

    7

    190

    190

    238

    285

    335

    385

    7

    Bến Tre

     

     

     

    297

    464

    689

    874

    8

    Bình Định

     

     

     

    158

    246

    366

    543

    9

    Bình Dương

    128

    150

    1.268

    1.268

    1.468

    1.668

    1.968

    10

    Bình Phước

     

     

     

    404

    786

    1169

    1437

    11

    Bình Thuận

     

     

     

    140

    218

    324

    482

    12

    Cà Mau

    33

    420

    420

    525

    630

    750

    850

    13

    Cần Thơ

    403

    1.730

    1.730

    2.163

    2.595

    3.095

    3.245

    14

    Cao Bằng

     

     

     

    63

    98

    145

    216

    15

    Đà Nẵng

     

     

     

    596

    1209

    1847

    2036

    16

    Đắk Lắk

     

     

     

    343

    690

    1027

    1375

    17

    Đắk Nông

     

     

     

    126

    196

    292

    434

    18

    Điện Biên

     

     

     

    70

    109

    162

    240

    19

    Đồng Nai

    354

    200

    3.000

    3.000

    3.000

    3.000

    3.000

    20

    Đồng Tháp

     

    560

    560

    700

    840

    1000

    1140

    21

    Gia Lai

     

     

     

    211

    485

    721

    921

    22

    Giang

     

     

     

    99

    154

    230

    341

    23

    Nam

     

     

     

    100

    223

    232

    345

    24

    Hà Nội

    2.433

    2.500

    7.680

    8.091

    8.502

    8.913

    9.324

    25

    Hà Tĩnh

     

     

     

    188

    372

    475

    672

    26

    Hải Dương

    14

    285

    285

    356

    428

    528

    628

    27

    Hải Phòng

    331

    200

    1.392

    1.413

    1.564

    1.764

    1.964

    28

    Hậu Giang

     

     

     

    199

    310

    461

    685

    29

    Hòa Bình

     

     

     

    89

    139

    207

    307

    30

    Hưng Yên

     

     

     

    149

    233

    347

    515

    31

    Khánh Hòa

    3

    520

    520

    650

    900

    1.150

    1.300

    32

    Kiên Giang

    2

    620

    620

    775

    930

    1.030

    1.130

    33

    Kon Tum

     

     

     

    107

    167

    249

    369

    34

    Lai Châu

     

     

     

    52

    81

    121

    179

    35

    Lâm Đồng

     

     

     

    214

    478

    636

    845

    36

    Lạng Sơn

     

     

     

    89

    168

    205

    305

    37

    Lào Cai

     

     

     

    83

    159

    192

    285

    38

    Long An

    116

    200

    888

    968

    1.038

    1.137

    1.187

    39

    Nam Định

    25

    320

    320

    400

    480

    560

    590

    40

    Nghệ An

    1

    520

    520

    650

    880

    1.080

    1.180

    41

    Ninh Bình

     

     

     

    124

    193

    288

    427

    42

    Ninh Thuận

     

     

     

    68

    107

    159

    236

    43

    Phú Thọ

     

     

     

    139

    217

    322

    478

    44

    Phú Yên

     

     

     

    97

    152

    226

    335

    45

    Quảng Bình

     

     

     

    171

    266

    396

    589

    46

    Quảng Nam

     

     

     

    153

    238

    354

    481

    47

    Quảng Ngãi

     

     

     

    130

    202

    301

    447

    48

    Quảng Ninh

    58

    100

    300

    360

    460

    610

    810

    49

    Quảng Trị

     

     

     

    119

    216

    276

    360

    50

    Sóc Trăng

    47

    450

    450

    563

    675

    828

    875

    51

    Sơn La

     

    195

    195

    244

    293

    343

    393

    52

    Tây Ninh

    27

    100

    300

    350

    400

    500

    600

    53

    Thái Bình

    19

    275

    275

    344

    413

    463

    513

    54

    Thái Nguyên

    54

    200

    300

    400

    650

    750

    800

    55

    Thanh Hóa

    125

    500

    500

    625

    880

    1030

    1080

    56

    Thừa Thiên

    Huế

     

     

     

    178

    356

    530

    637

    57

    Tiền Giang

    65

    50

    400

    420

    500

    570

    794

    58

    TP Hồ Chí

    Minh

    5.789

    3.400

    13.502

    13.502

    13.502

    13.502

    13.502

    59

    Trà Vinh

     

     

     

    209

    403

    600

    741

    60

    Tuyên

    Quang

     

     

     

    85

    132

    197

    292

    61

    Vĩnh Long

     

     

     

    168

    263

    391

    581

    62

    Vĩnh Phúc

     

     

     

    138

    215

    320

    475

    63

    Yên Bái

     

     

     

    81

    122

    181

    339

     

    Tổng cộng

    10.115

    15.300

    38.000

    46.500

    55.000

    63.500

    72.000

     

    Ghi chú: Số liệu khách hàng điều trị PrEP có thể thay đổi theo tình hình thực tế của địa phương.

    6.2. Nâng cao chất lượng điều trị PrEP

    Chuẩn hóa các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật chuyên môn liên quan đến cung cấp dịch vụ PrEP cho các hình thức điều trị khác nhau (PrEP hằng ngày, PrEP theo tình huống), các khách hàng khác nhau (MSM, cặp bạn tình dị nhiễm, TCMT...). chuẩn hóa gói cung cấp dịch vụ điều trị PrEP.

    Triển khai các biện pháp quản lý ca bệnh, theo dõi, hỗ trợ tuân thủ và duy trì điều trị PrEP.

    Triển khai các hoạt động bảo đảm chất lượng và cải thiện chất lượng (PrEPqual), lồng ghép với quản lý chất lượng bệnh viện. Xây dựng các phòng khám thân thiện, không kỳ thị, phân biệt đối xử với khách hàng điều trị PrEP, bảo đảm tính bí mật, riêng tư của khách hàng.

    Triển khai các hoạt động cảnh giác dược ở khách hàng điều trị PrEP.

    Triển khai tốt việc chuyển gửi, kết nối điều trị giữa điều trị PrEP với chẩn đoán, điều trị các bệnh phối hợp như viêm gan vi rút B, C, bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, Chlamydia), điều trị nghiện các chất dạng thuốc nghiện bằng methadone, điều trị nội tiết cho khách hàng chuyển giới.

    Nghiên cứu, thí điểm và ứng dụng các thuốc điều trị dự phòng mới có hiệu quả cao như thuốc tiêm bắp tác dụng kéo dài (Long-Cab: Cabotegravir), miếng dán hấp thu chậm (micro array patch), thuốc có hoạt chất mới (TAF/FTC), các mô hình sáng kiến mới về điều trị PrEP.

    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều trị PrEP:

    - Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ điều trị PrEP (tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử, kê đơn thuốc từ xa…), lồng ghép với Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế. Xây dựng và mở rộng các cổng thông tin, dịch vụ trực tuyến về điều trị PrEP hoặc lồng ghép cung cấp dịch vụ PrEP trực tuyến với các dịch vụ y tế trực tuyến sẵn có tại các cơ sở điều trị.

    - Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý điện tử trong theo dõi khách hàng điều trị PrEP tại cơ sở y tế.

    - Phát triển và mở rộng các ứng dụng trên máy tính, điện thoại thông minh nhằm tiếp cận nhóm khách hàng có nguy cao nhiễm HIV như phát triển các ứng dụng điện thoại, các diễn đàn... Đồng thời tạo môi trường cho nhóm đối tượng khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV đã sử dụng dịch vụ và chưa sử dụng dịch vụ có thể kết nối, chia sẻ và trao đổi thông tin về dịch vụ PrEP.

    6.3. Nâng cao năng lực điều trị PrEP cho cán bộ tại các tuyến

    6.3.1. Đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo về điều trị PrEP

    Tổ chức các khoá đào tạo/tập huấn cơ bản, nâng cao cho đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ, nhân viên tư vấn về điều trị PrEP.

    Tổ chức các khoá đào tạo/tập huấn giới thiệu về điều trị PrEP cho đội ngũ cán bộ y tế các chuyên ngành khác để giới thiệu, kết nối, chuyển gửi khách hàng có nhu cầu điều trị PrEP.

    Tổ chức các khoá đào tạo/tập huấn kết nối giữa cơ sở điều trị PrEP với các nhóm tại cộng đồng trong việc phối hợp triển khai, giới thiệu dịch vụ cho khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV và phối hợp giữa cơ sở y tế với các nhóm cộng đồng trong việc hỗ trợ khách hàng tuân thủ điều trị và duy trì điều trị PrEP.

    Tổ chức các khoá đào tạo/tập huấn về theo dõi, quản lý cơ sở dữ liệu về điều trị PrEP tại cơ sở y tế.

    Tổ chức các khóa tập huấn tăng cường truyền thông tạo cầu, kỹ năng tư vấn và can thiệp lạm dụng chất kích thích dạng Amphetamin cho các nhóm đích.

    Tổ chức các hội nghị, hội thảo sơ kết, tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật các kiến thức mới về điều trị PrEP.

    6.3.2. Hỗ trợ kỹ thuật triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP

    Xây dựng và mở rộng mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh và khu vực về điều trị PrEP.

    Tăng cường vai trò của tuyến tỉnh, thành phố trong thực hiện hỗ trợ kỹ thuật về điều trị PrEP.

    Đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ kỹ thuật trong điều trị PrEP, cập nhật và áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hỗ trợ kỹ thuật về điều trị PrEP.

    Hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp: Tổ chức các đoàn giám sát, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp tại cơ sở điều trị PrEP.

    Hỗ trợ kỹ thuật từ xa: Hỗ trợ trực tuyến, hỗ trợ qua email, điện thoại, qua mạng xã hội.

    Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố và các chương trình dự án triển khai hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật về điều trị PrEP.

    6.4. Truyền thông tạo cầu và tiếp cận dịch vụ PrEP

    6.4.1. Nguyên tắc và định hướng chính của chương trình tạo cầu PrEP

    * Nguyên tắc chính:

    Xác định nhóm đích/khách hàng đích của chương trình PrEP: Xác định nhóm đích ưu tiên cần tiếp cận và truyền thông, quảng bá về PrEP. Xác định được đặc thù riêng của từng nhóm (nhu cầu cũng như khó khăn khi tiếp cận), các kênh truyền thông phù hợp, những loại hình hoạt động hiệu quả nhất để tiếp cận được nhóm đích.

    Xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp và hấp dẫn: Dựa trên đặc thù của từng nhóm đích, xây dựng các thông điệp truyền thông phù hợp và hấp dẫn đối với từng nhóm. Những thông điệp cần thể hiện được một số lợi ích cơ bản của PrEP.

    Kênh truyền thông: Xác định được kênh truyền thông phù hợp và hiệu quả đối với từng nhóm đích là rất quan trọng để đảm bảo rằng các hoạt động, thông điệp truyền thông tiếp cận được hiệu quả nhóm đích.

    Lồng ghép hoạt động truyền thông, quảng bá PrEP trong chương trình dự phòng tổng thể về HIV: Lồng ghép hoạt động truyền thông, quảng bá PrEP trong chương trình dự phòng tổng thể về HIV. Lồng ghép quảng bá, tư vấn về PrEP trong các chương trình xét nghiệm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, an toàn tình dục và sử dụng bao cao su, các hoạt động truyền thông, quảng bá của các nhóm cộng đồng và phòng khám cộng đồng.

    Kết nối được khách hàng có nguy cao lây nhiễm HIV đến các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP.

    * Định hướng chính chương trình tạo cầu PrEP

    Xác định thành viên nòng cốt là những đại diện thủ lĩnh, người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng, để cùng xây dựng và thực hiện hoạt động, chiến dịch quảng bá và tiếp cận về PrEP. Ví dụ: Đối với chương trình PrEP dành cho cộng đồng MSM, cần chọn lọc một nhóm thủ lĩnh của cộng đồng MSM cung cấp thông tin đầy đủ cho nhóm về PrEP, đồng thời cùng xây dựng và thực hiện chiến dịch quảng bá PrEP với họ.

    Người đã và đang tham gia chương trình PrEP, truyền thông truyền miệng từ những người sử dụng PrEP, truyền thông giữa các đồng đẳng, bạn bè; chia sẻ câu chuyện thành công rất quan trọng trong nâng cao nhận thức, tạo niềm tin và tạo cầu, nâng cao nhu cầu về PrEP trong cộng đồng nhóm đích ưu tiên.

    Xây dựng thông điệp và hình ảnh quảng bá phù hợp và hấp dẫn: Thông điệp và hình ảnh được xây dựng theo hướng tích cực, dựa trên đặc thù của nhóm đích, những yếu tố thúc đẩy nhóm đích thay đổi. Thông điệp truyền thông và tư vấn về PrEP cần làm rõ PrEP là gì? Những lợi ích cơ bản của PrEP? Những khó khăn và trao đổi, chia sẻ cách vượt qua những khó khăn khi sử dụng PrEP (ví dụ dùng thuốc vào một giờ cố định).

    Lồng ghép quảng bá tư vấn trong các hoạt động nhóm khách hàng đích đặc biệt ưu tiên như sử dụng hooc-mon đúng cách (đối với nhóm chuyển giới nữ) hay xu hướng thời trang đối với nhóm MSM. Lồng ghép quảng bá PrEP trong các hoạt động khác, ví dụ sự kiện của cộng đồng, hoạt động truyền thông về các biện pháp dự phòng HIV.

    Sử dụng đa kênh: Trực tiếp, truyền thông thông qua qua mạng xã hội, truyền thông thông qua mạng lưới thủ lĩnh, truyền thông mang tính giáo dục-giải trí thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

    6.4.2. Các hoạt động truyền thông đại chúng

    Xây dựng các tài liệu truyền thông và truyền thông trên các phương tiện đại chúng như các đài truyền hình, các báo chí và các cơ quan thông tấn báo chí.

    Tổ chức các đoàn thực tế cho báo chí trung ương, địa phương viết bài về kết quả thực hiện PrEP đăng tải trên các phương tiện đại chúng.

    Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các phóng viên, báo chí viết về HIV/AIDS và điều trị PrEP.

    Xây dựng hệ thống thông tin về dịch vụ PrEP sẵn có trên các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin: Website, Facebook, Fanpage, Instagram, Youtube...

    6.4.3. Các hoạt động truyền thông vận động chính sách

    Tổ chức các Hội thảo vận động chính sách cho chương trình PrEP cho đại biểu quốc hội, ban tuyên giáo trung ương cũng như các Bộ, ban ngành khác có liên quan.

    Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế, các ban/ngành về truyền thông PrEP.

    Xây dựng tài liệu truyền thông vận động chính sách cho các nhóm đối tượng.

    Lồng ghép vận động chính sách PrEP vào các hội thảo, hội nghị của ban/ngành.

    6.4.4. Các hoạt động truyền thông tạo cầu nhóm đích

    Ứng dụng công nghệ thông tin để truyền tải các thông điệp về PrEP và quảng bá dịch vụ PrEP để các nhóm quần thể có nguy cao có thể tiếp cận được.

    Truyền thông dịch vụ PrEP trên các mạng xã hội, các ứng dụng của nhóm đối tượng đích.

    Xây dựng các ứng dụng phù hợp với các đối tượng đích hoặc lồng ghép quảng bá PrEP qua các ứng dụng cho các đối tượng đích.

    Tăng cường việc kết nối từ ứng dụng cho các đối tượng đích đến tư vấn, xét nghiệm, chuyển tiếp khách hàng đến với các cơ sở điều trị PrEP.

    Tổ chức triển khai, đẩy mạnh và mở rộng chiến dịch truyền thông, quảng bá về dịch vụ điều trị PrEP cho các nhóm quần thể có hành vi nguy cao lây nhiễm HIV. Xây dựng và mở rộng các hoạt động truyền thông, quảng bá về dịch vụ điều trị PrEP.

    Xây dựng và đa dạng hoá các sản phẩm truyền thông nhằm quảng bá dịch vụ điều trị PrEP tới các nhóm quần thể có nguy cao:

    - Xây dựng các tài liệu truyền thông về điều trị PrEP cho nhóm khách hàng có nguy cao lây nhiễm HIV: Tờ rơi, tranh lật, poster, áp phích, sổ tay, sách mỏng, trong đó bao gồm danh sách các điểm cung cấp dịch vụ kết nối, chuyển gửi các đối tượng đích.

    - Xây dựng mạng lưới các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia truyền thông và quảng bá dịch vụ điều trị PrEP. Sử dụng mạng xã hội để truyền thông, quảng bá tới các nhóm quần thể có nguy cao lây nhiễm HIV.

    6.5. Các hoạt động can thiệp cho nhóm khách hàng điều trị PrEP

    Các khách hàng tham gia dịch vụ PrEP sẽ được tư vấn và giới thiệu các hoạt động can thiệp dự phòng khác như chương trình bao cao su, chất bôi trơn, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone, burprenorphine, chương trình bơm kim tiêm sạch.

    Các cơ sở điều trị PrEP cung cấp một số vật phẩm liên quan đến chương trình can thiệp giảm hại cho các khách hàng có nhu cầu như: Bao cao su, chất bôi trơn, các bơm kim tiêm sạch khi khách hàng có nhu cầu.

    Tăng cường các hoạt động kết nối, chuyển gửi khách hàng có nguy cao từ chương trình can thiệp giảm tác hại tới cơ sở điều trị PrEP và ngược lại, bảo đảm khách hàng có nguy cao được dự phòng lây nhiễm HIV toàn diện và dự phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    Tăng cường triển khai các hoạt động can thiệp cho khách hàng sử dụng ma túy dạng kích thích để quan hệ tình dục (Chem Sex) và triển khai các hoạt động chuyển gửi tới cơ sở cung cấp dịch vụ HIV cho nhóm đối tượng Chem Sex.

    Triển khai mô hình dịch vụ toàn diện về HIV/AIDS can thiệp cho nhóm đối tượng Chem Sex tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân.

    6.6. Các hoạt động tư vấn và xét nghiệm HIV cho khách hàng PrEP theo dõi, giám sát

    Các khách hàng tham gia dịch vụ PrEP đều được sàng lọc các hành vi nguy cao và tư vấn xét nghiệm HIV thường xuyên. Khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV “có phản ứng” đều được lấy máu xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV và đưa vào chương trình điều trị ARV ngay nếu kết quả khẳng định nhiễm HIV.

    Các cơ sở tư vấn và xét nghiệm HIV có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng có xét nghiệm HIV âm tính nhưng có các hành vi nguy cao tham gia điều trị PrEP. Đây là một nguồn đầu vào rất quan trọng trong điều trị PrEP và có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV cao.

    Triển khác các hoạt động kết nối, chuyển gửi khách hàng hiệu quả giữa các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV và cơ sở điều trị PrEP. Nâng cao chất lượng chuyển gửi và báo cáo phản hồi.

    Thu thập, tổng hợp số liệu điều trị PrEP vào số liệu hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi toàn quốc theo định kỳ hàng quý và năm:

    - Thống nhất và cập nhật các chỉ số theo dõi, đánh giá chương trình và hướng dẫn thu thập các chỉ số.

    - Xây dựng hệ thống báo cáo số liệu, lồng ghép vào trong hệ thống báo cáo quốc gia: Thí điểm thu thập số liệu, hệ thống báo cáo điện tử; Cập nhật và mở rộng triển khai hệ thống trên toàn quốc.

    - Tập huấn về thực hiện công tác báo cáo chương trình cho: Cán bộ quản lý số liệu tại các cơ sở, cán bộ chuyên trách tuyến huyện, cán bộ theo dõi chương trình tại cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố.

    Lồng ghép các hoạt động giám sát điều trị PrEP vào hệ thống giám sát, đánh giá chương trình HIV quốc gia. Năm 2021: Hỗ trợ 26 tỉnh, thành phố thí điểm. Năm 2022 - 2025: Hỗ trợ một số tỉnh, thành phố: miền Bắc: 10 tỉnh, miền Trung và Tây Nguyên: 15 tỉnh, miền Nam: 12 tỉnh.

    Xây dựng chuẩn công nghệ thông tin theo chuẩn công nghệ thông tin chung về phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm chia sẻ kết nối dữ liệu thống nhất giữa điều trị PrEP với các chương trình điều trị HIV/AIDS, quản lý ca bệnh, kiểm soát dịch và đáp ứng y tế công cộng.

    6.7. Huy động nguồn lực tài chính và bảo đảm cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật phẩm can thiệp cho điều trị PrEP

    Đa dạng hóa các nguồn tài chính cho việc điều trị PrEP: Tài trợ nước ngoài, ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương, bảo hiểm y tế), xã hội hóa.

    Tăng cường đầu tư từ ngân sách trung ương cho việc hỗ trợ 37 tỉnh, thành phố không có các chương trình dự án tài trợ để triển khai hoạt động điều trị PrEP.

    Khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí ngân sách cho các hoạt động điều trị PrEP tại địa phương khi các chương trình, dự án tài trợ miễn phí kết thúc.

    Triển khai các hoạt động vận động chính sách, đưa hoạt động điều trị PrEP vào chi trả qua bảo hiểm y tế như đối với một số bệnh khác (điều trị lao tiềm ẩn ..

    Tiếp tục vận động, điều phối và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế cho điều trị PrEP.

    Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức xã hội, khu vực tư nhân, khách hàng có nguy cao nhiễm HIV tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ điều trị PrEP.

    Thiết lập chuỗi cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật dụng can thiệp cho các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị PrEP.

    Xây dựng kế hoạch hàng năm và giai đoạn về nhu cầu thuốc, sinh phẩm, vật dụng can thiệp bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời.

    IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ

    1. Dự kiến kinh phí chương trình điều trị PrEP giai đoạn 2021-2025

    Bảng 3. Dự kiến kinh phí cho thuốc ARV và xét nghiệm theo dõi điều trị PrEP phân theo các nguồn, giai đoạn 2021-2025

    Nội dung

    2021

    2022

    2023

    2024

    2025

    Tổng nhu cầu

    Chỉ tiêu quốc gia

    38.000

    46.500

    55.000

    63.500

    72.000

     

    Quỹ Toàn cầu

    8.000

    10.000

    12.000

     

     

     

    PEPFAR

    30.000

     

     

     

     

     

    Xã hội hóa (hoặc BHYT)

     

    35.400

    40.800

    58.200

    64.000

     

    Ngân sách Nhà nước

     

    1.000

    2.200

    5.300

    8.000

     

    Nhu cầu kinh phí ARV

    (tỷ đồng)

    58

    62

    67

    72

    76

    335

    1. Viện trợ

    58

    15

    18

    -

    -

    91

    Quỹ Toàn cầu

    12

    15

    18

    -

    -

    45

    PEPFAR

    46

    -

    -

    -

    -

    46

    2. Xã hội hóa

    -

    46

    46

    63,5

    63,5

    219

    3. Ngân sách Nhà nước

    -

    2

    3

    8

    12

    25

    Chi phí cho xét nghiệm

    (tỷ đồng)

    45,99

    56,27

    66,56

    76,85

    87,13

    332,8

    1.Viện trợ

    45,99

    12,1

    14,5

     

     

    72,6

    Qũy Toàn cầu

    9,7

    12,1

    14,5

     

     

    36,3

    PEPFAR

    36,3

     

     

     

     

    36,3

    2. Xã hội hóa

     

    42,8

    49,4

    70,4

    77,5

    240,1

    3. Ngân sách Nhà nước (37 tỉnh ko dự án)

     

    1,3

    2,7

    6,4

    9,7

    20,1

    Tổng nhu cầu kinh phí thuốc và xét nghiệm (tỷ đồng)

    103,99

    118,27

    133,56

    148,85

    163,13

    667,8

     

    Ghi chú: Khi không còn viện trợ, các khách hàng điều trị PrEP sẽ được chi trả trong kế hoạch hoặc đề án đảm bảo tài chính thực hiến mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

    Năm 2021, cấp miễn phí thuốc ARV cho điều trị PrEP tại 26 tỉnh của Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS và chương trình PEPFAR gồm: Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Tp Hà Nội, Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang. Từ năm 2022, khách hàng tại 15 tỉnh do Quỹ Toàn cầu hỗ trợ sẽ được dự án chi trả cho đến hết năm 2023. Đối với các tỉnh, thành phố khi kết thúc dự án hoặc không được dự án hỗ trợ, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP được thực hiện thông qua kế hoạch hoặc đề án đảm bảo tài chính được quy định tại điểm b, khoản 8, Mục IV, Phần II của Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các giải pháp khác về bảo đảm tài chính của Chiến lược.

    Bảng 4. Ước tính nhu cầu kinh phí cho truyền thông tạo cầu PrEP (tỷ đồng)

    Năm

    Truyền thông trên mạng xã hội, ứng dụng

    Truyền thông đại chúng

    Truyền thông trực tiếp

    Hình thức khác

    2021

    6

    Lồng ghép

    6

    3

    2022

    6

    Lồng ghép

    6

    3

    2023

    6

    Lồng ghép

    6

    3

    2024

    6

    Lồng ghép

    6

    3

    2025

    6

    Lồng ghép

    6

    3

    Tổng

    75

     

    Bảng 5. Ước tính nhu cầu kinh phí hệ thống giám sát, báo cáo và hỗ trợ kỹ thuật (tỷ đồng)

    Năm

    Xây dựng hệ thống báo cáo

    Tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ

    Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo chất lượng số liệu

    Tổng

    2021

    0,2

    0,53

    0,92

    1,65

    2022

    0,1

    0,97

    1,51

    2,58

    2023

    0,1

    0,97

    1,51

    2,58

    2024

    0,1

    0,97

    1,51

    2,58

    2025

    0,1

    0,97

    1,51

    2,58

    Tổng

    11,97

     

    Bảng 6. Tổng hợp nhu cầu kinh phí theo năm (tỷ đồng)

    Năm

    Thuốc

    Xét nghiệm theo dõi điều trị

    Truyền thông tạo cầu

    Giám sát, báo cáo và hỗ trợ kỹ thuật

    Tổng

    2021

    58

    45,99

    15

    1,65

    120,64

    2022

    62

    56,27

    15

    2,58

    135,85

    2023

    67

    66,56

    15

    2,58

    151,14

    2024

    72

    76,85

    15

    2,58

    166,43

    2025

    76

    87,13

    15

    2,58

    180,71

    Tổng

    335

    332,8

    75

    11,97

    754,77

     

    2. Nguồn kinh phí

    Kinh phí huy động từ các nguồn tài trợ, tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án: Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ cho giai đoạn 2021 - 2023 tại 15 tỉnh, thành phố. Chương trình PEPFAR hỗ trợ tại 11 tỉnh, thành phố trọng điểm đến hết năm 2021. Tổng kinh phí các hoạt động điều trị PrEP 754,77 tỷ trong đó: kinh phí thuốc và xét nghiệm là 667,8 tỷ, kinh phí truyền thông tạo cầu và hệ thống giám sát, báo cáo và hỗ trợ kỹ thuật là 86,97 tỷ. Chi tiết kinh phí theo các nguồn như sau:

    - Kinh phí dự kiến 667,8 tỷ tiền thuốc và xét nghiệm cho điều trị PrEP:

    + Nguồn viện trợ: 163,6 tỷ

    + Nguồn ngân sách Nhà nước: 45,1 tỷ

    + Nguồn xã hội hoá: 459,1 tỷ.

    - Kinh phí dự kiến 86,97 tỷ cho truyền thông tạo cầu, giám sát, báo cáo và hỗ trợ kỹ thuật dự kiến sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước và được lồng ghép với các hoạt động chung về truyền thông, giám sát, báo cáo và hỗ trợ kỹ thuật của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

    - Đối với chi trả điều trị PrEP qua bảo hiểm y tế: Hiện nay dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi dự kiến bổ sung quyền lợi được hưởng đối với điều trị dự phòng bệnh tật. Bộ Y tế sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để hướng dẫn thực hiện chi trả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV qua bảo hiểm y tế khi Luật được Quốc hội thông qua.

    Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần xây dựng kinh phí cho điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) trong kế hoạch hoặc đề án đảm bảo tài chính được quy định tại điểm b, khoản 8, Mục IV, Phần II của Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các giải pháp khác về bảo đảm tài chính của Chiến lược.

    Tiếp tục huy động từ Chương trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (chương trình PEPFAR), Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Tổ chức Y tế thế giới và các nguồn tài trợ khác để hỗ trợ triển khai điều trị PrEP cho giai đoạn 2021 - 2025.

    V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS

    Tổ chức triển khai kế hoạch điều trị PrEP trên phạm vi cả nước.

    Xây dựng và cập nhật các văn bản, chính sách và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến điều trị PrEP cho nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

    Hướng dẫn các tỉnh, thành phố lựa chọn địa bàn triển khai căn cứ vào tình hình dịch HIV thực tế và hỗ trợ các đơn vị tổ chức cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại các địa bàn triển khai.

    Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động điều trị PrEP.

    Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo chuyên môn kỹ thuật về điều trị PrEP và các nội dung phối hợp liên quan.

    Theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động điều trị PrEP.

    2. Cục Quản lý khám chữa bệnh

    Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS hướng dẫn thực hiện các hoạt động điều trị PrEP tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.

    Chỉ đạo, triển khai đưa hệ thống quản lý thông tin khách hàng điều trị PrEP vào hệ thống quản lý thông tin chung của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chia sẻ dữ liệu trong quá trình điều trị PrEP và bảo đảm tính bảo mật cho khách hàng tham gia điều trị PrEP.

    3. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại tỉnh, thành phố theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Theo dõi, đánh giá và kiểm tra, giám sát triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại tỉnh, thành phố.

    Hướng dẫn cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS lồng ghép hoạt động điều trị PrEP vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của đơn vị, ưu tiên triển khai can thiệp cho các nhóm khách hàng có nguy cao, có thể trở thành nhóm đối tượng chính gây lây truyền dịch HIV trong thời gian tới.

    4. Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố

    Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đối tác triển khai đào tạo, tập huấn về điều trị PrEP. Hỗ trợ các đơn vị cung cấp dịch vụ điều trị PrEP xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với địa bàn triển khai và phù hợp với các nhóm khách hàng có nguy cao nhiễm HIV.

    Hỗ trợ các đơn vị cung cấp dịch vụ PrEP trong dự trù, báo cáo sử dụng thuốc ARV điều trị PrEP.

    Theo dõi, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và báo cáo hoạt động điều trị PrEP với Sở Y tế và Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

    5. Các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP

    Cung cấp dịch vụ điều trị PrEP theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Cục Phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả và bảo mật thông tin khách hàng.

    Kết nối chặt chẽ, với các nhóm, tổ chức dựa vào cộng đồng trong việc giới thiệu, tiếp nhận đối tượng có nguy cao nhiễm HIV để điều trị PrEP.

    Kết nối chặt chẽ với các đơn vị triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại, tư vẫn xét nghiệm HIV để thu nhận các khách hàng có nguy cao lây nhiễm HIV tham gia chương trình điều trị PrEP.

    Thực hiện báo cáo theo quy định.

    6. Các dự án, tổ chức quốc tế và các tổ chức dựa vào cộng đồng

    Phối hợp, hỗ trợ Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Sở Y tế và cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai điều trị PrEP tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng.

    Phối hợp tổ chức triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Phối hợp với Sở Y tế, cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố xây dựng hướng dẫn phối hợp và kết nối giữa cơ sở điều trị PrEP với các nhóm/tổ chức dựa vào cộng đồng để cung cấp dịch vụ PrEP cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV./.

     

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

     

     

     

    Đỗ Xuân Tuyên

     

     

    PHỤ LỤC

    Phụ lục 1: Bảng tần xuất theo dõi xét nghiệm trong quá trình điều trị PrEP

     

    BN mới

    Xét nghiệm

    Tần suất XN theo QĐ 5456

    Số lần

    Đơn giá

    Thành tiên

    XN HIV

    5 lần/năm

    5

    53,600

    268,000

    Creatinine

    2 lần/năm

    2

    21,500

    43,000

    HbsAg

    lần đầu

    1

    53,600

    53,600

    HCV

    lần đầu

    1

    53,600

    53,600

    Giang mai

    4 lần/năm

    4

    60,000

    240,000

    Lậu

    4 lần/năm

    4

    67,200

    268,800

    Chlamydia

    4 lần/năm

    4

    70,800

    283,200

    Tổng

    1,210,200

     

     

     

     

     

     

    BN

    XN HIV

    4 lần/năm

    4

    53,600

    214,400

    Creatinine

    2 lần/năm

    2

    21,500

    43,000

    HCV

    1 lần/năm

    1

    53,600

    53,600

    Giang mai

    4 lần/năm

    4

    60,000

    240,000

    Lậu

    4 lần/năm

    4

    67,200

    268,800

    Chlamydia

    4 lần/năm

    4

    70,800

    283,200

    Tổng

    1,103,000

     
     

    Phụ lục 2: Dự kiến các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP giai đoạn 2021 – 2025

     

    STT

    Tỉnh/Thành phố

    2020

    2021

    2022

    2023

    2024

    2025

    1

    An Giang

    10

    14

    14

    14

    14

    14

    2

    Bà Rịa - Vũng Tàu

    2

    5

    5

    5

    5

    5

    3

    Bắc Giang

    1

    6

    6

    6

    6

    6

    4

    Bắc Kạn

     

    1

    1

    1

    1

    1

    5

    Bạc Liêu

     

    1

    1

    2

    3

    3

    6

    Bắc Ninh

    4

    5

    5

    5

    5

    5

    7

    Bến Tre

     

    1

    1

    2

    3

    3

    8

    Bình Định

     

    1

    2

    2

    2

    2

    9

    Bình Dương

    4

    5

    5

    5

    5

    5

    10

    Bình Phước

     

    3

    4

    5

    6

    6

    11

    Bình Thuận

     

    1

    2

    2

    2

    2

    12

    Cà Mau

    2

    18

    18

    18

    18

    18

    13

    Cần Thơ

    11

    20

    20

    20

    20

    20

    14

    Cao Bằng

     

    1

    1

    1

    1

    1

    15

    Đà Nẵng

     

    2

    3

    5

    6

    8

    16

    Đắk Lắk

     

    1

    2

    3

    5

    5

    17

    Đắk Nông

     

    1

    2

    2

    2

    2

    18

    Điện Biên

     

    1

    1

    1

    1

    1

    19

    Đồng Nai

    4

    10

    10

    10

    10

    10

    20

    Đồng Tháp

    11

    12

    12

    12

    12

    12

    21

    Gia Lai

     

    1

    2

    2

    3

    3

    22

    Hà Giang

     

    1

    1

    1

    1

    1

    23

    Hà Nam

     

    1

    1

    1

    1

    1

    24

    Hà Nội

    12

    17

    17

    17

    17

    17

    25

    Hà Tĩnh

     

    2

    2

    2

    2

    2

    26

    Hải Dương

    1

    8

    8

    8

    8

    8

    27

    Hải Phòng

    2

    11

    11

    11

    11

    11

    28

    Hậu Giang

     

    2

    2

    2

    2

    2

    29

    Hòa Bình

     

    1

    1

    1

    1

    1

    30

    Hưng Yên

     

    2

    2

    2

    2

    2

    31

    Khánh Hòa

    3

    5

    5

    5

    6

    6

    32

    Kiên Giang

    4

    15

    15

    15

    15

    15

    33

    Kon Tum

     

    2

    2

    2

    2

    2

    34

    Lai Châu

     

    1

    1

    1

    1

    1

    35

    Lâm Đồng

     

    1

    2

    3

    3

    3

    36

    Lạng Sơn

     

    1

    1

    1

    1

    1

    37

    Lào Cai

     

    1

    1

    1

    1

    1

    38

    Long An

    6

    8

    8

    8

    8

    8

    39

    Nam Định

    5

    7

    7

    7

    7

    7

    40

    Nghệ An

    1

    11

    11

    11

    11

    11

    41

    Ninh Bình

     

    2

    2

    2

    2

    2

    42

    Ninh Thuận

     

    1

    1

    1

    1

    1

    43

    Phú Thọ

     

    2

    2

    2

    2

    2

    44

    Phú Yên

     

    2

    2

    2

    2

    2

    45

    Quảng Bình

     

    2

    2

    2

    2

    2

    46

    Quảng Nam

     

    2

    2

    2

    2

    2

    47

    Quảng Ngãi

     

    2

    2

    2

    2

    2

    48

    Quảng Ninh

    3

    10

    10

    10

    10

    10

    49

    Quảng Trị

     

    2

    2

    2

    2

    2

    50

    Sóc Trăng

    4

    12

    12

    12

    12

    12

    51

    Sơn La

    2

    6

    6

    6

    6

    6

    52

    Tây Ninh

    2

    5

    5

    5

    5

    5

    53

    Thái Bình

    1

    5

    5

    5

    5

    5

    54

    Thái Nguyên

    2

    4

    5

    5

    5

    5

    55

    Thanh Hóa

    3

    19

    19

    19

    19

    19

    56

    Thừa Thiên Huế

     

    1

    2

    2

    3

    3

    57

    Tiền Giang

    1

    11

    11

    11

    11

    11

    58

    TP Hồ Chí Minh

    23

    27

    27

    27

    27

    27

    59

    Trà Vinh

     

    1

    2

    2

    2

    2

    60

    Tuyên Quang

     

    1

    1

    1

    1

    1

    61

    Vĩnh Long

     

    1

    1

    2

    2

    2

    62

    Vĩnh Phúc

     

    1

    1

    2

    2

    2

    63

    Yên Bái

     

    1

    1

    1

    1

    1

    Tổng cộng

    124

    327

    338

    347

    356

    358

     

    Ghi chú: Số liệu cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại từng tỉnh, thành phố có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế của địa phương.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/06/2006 Hiệu lực: 01/01/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 20/06/2017 Hiệu lực: 20/06/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Quyết định 1246/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
    Ban hành: 14/08/2020 Hiệu lực: 14/08/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 41/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
    Ban hành: 16/11/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT năm 2016 do Bộ Y tế ban hành hợp nhất Thông tư về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
    Xác thực: 26/02/2016 Tình trạng: Không còn phù hợp
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế
    Ban hành: 12/11/2018 Hiệu lực: 12/11/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 5154/QĐ-BYT Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP)

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:5154/QĐ-BYT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:11/12/2020
    Hiệu lực:11/12/2020
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Đỗ Xuân Tuyên
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X