hieuluat

Thông tư 17/2020/TT-BYT chi phí xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:17/2020/TT-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Trường Sơn
    Ngày ban hành:12/11/2020Hết hiệu lực:15/09/2023
    Áp dụng:01/01/2021Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ
    ______

    Số: 17/2020/TT-BYT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

    Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2020

     

     

    THÔNG TƯ

    Quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn

    ____________________

     

    Căn cứ Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

    Căn cứ Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

    Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính;

    Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Phạm vi điều chỉnh:

    Thông tư này quy định mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả và chi phí phục vụ cho việc định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

    2. Đối tượng áp dụng:

    a) Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện các cấp; các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia tuyên truyền, vận động, tổ chức hiến máu tình nguyện và người hiến máu;

    b) Các cơ sở có chức năng tuyển chọn người hiến máu; tiếp nhận máu, thành phần máu; xét nghiệm sàng lọc máu; điều chế các chế phẩm máu; lưu trữ, bảo quản, cung cấp, sử dụng máu và chế phẩm máu theo quy định của Bộ Y tế.

    Điều 2. Quy định về đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn

    1. Đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động truyền máu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2013/TT-BYT).

    2. Chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn khi được điều chế đạt các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BYT.

    Điều 3. Quy định mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu

    1. Các đơn vị máu toàn phần:

    STT

    Máu toàn phần theo thể tích

    Thể tích thực  (ml) (±10%)

    Giá tối đa  (đồng)

    1

    Máu toàn phần 30 ml

    35

    110.000

    2

    Máu toàn phần 50 ml

    55

    158.000

    3

    Máu toàn phần 100 ml

    115

    292.000

    4

    Máu toàn phần 150 ml

    170

    421.000

    5

    Máu toàn phần 200 ml

    225

    510.000

    6

    Máu toàn phần 250 ml

    285

    647.000

    7

    Máu toàn phần 350 ml

    395

    767.000

    8

    Máu toàn phần 450 ml

    510

    870.000

    2. Các chế phẩm hồng cầu:

    STT

    Chế phẩm hồng cầu theo thể tích

    Thể tích thực (ml) (±10%)

    Giá tối đa (đồng)

    1

    Khối hồng cầu từ 30 ml máu toàn phần

    20

    115.000

    2

    Khối hồng cầu từ 50 ml máu toàn phần

    30

    163.000

    3

    Khối hồng cầu từ 100 ml máu toàn phần

    70

    282.000

    4

    Khối hồng cầu từ 150 ml máu toàn phần

    110

    406.000

    5

    Khối hồng cầu từ 200 ml máu toàn phần

    145

    525.000

    6

    Khối hồng cầu từ 250 ml máu toàn phần

    180

    644.000

    7

    Khối hồng cầu từ 350 ml máu toàn phần

    230

    757.000

    8

    Khối hồng cầu từ 450 ml máu toàn phần

    280

    850.000

    3. Các chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh:

    STT

    Chế phẩm Huyết tương tươi đông lạnh theo thể tích

    Thể tích thực (ml) (±10%)

    Giá tối đa (đồng)

    1

    Huyết tương tươi đông lạnh 30 ml

    30

    65.000

    2

    Huyết tương tươi đông lạnh 50 ml

    50

    93.000

    3

    Huyết tương tươi đông lạnh 100 ml

    100

    157.000

    4

    Huyết tương tươi đông lạnh 150 ml

    150

    181.000

    5

    Huyết tương tươi đông lạnh 200 ml

    200

    285.000

    6

    Huyết tương tươi đông lạnh 250 ml

    250

    349.000

    4. Các chế phẩm huyết tương đông lạnh:

    STT

    Chế phẩm Huyết tương đông lạnh theo thể tích

    Thể tích thực (ml) (±10%)

    Giá tối đa (đồng)

    1

    Huyết tương đông lạnh 30 ml

    30

    55.000

    2

    Huyết tương đông lạnh 50 ml

    50

    78.000

    3

    Huyết tương đông lạnh 100 ml

    100

    122.000

    4

    Huyết tương đông lạnh 150 ml

    150

    171.000

    5

    Huyết tương đông lạnh 200 ml

    200

    225.000

    6

    Huyết tương đông lạnh 250 ml

    250

    269.000

    5. Các chế phẩm huyết tương giàu tiểu cầu:

    STT

    Chế phẩm Huyết tương giàu tiểu cầu theo thể tích

    Thể tích thực  (ml) (±10%)

    Giá tối đa  (đồng)

    1

    Huyết tương giàu tiểu cầu 100 ml từ 250 ml máu toàn phần

    100

    212.000

    2

    Huyết tương giàu tiểu cầu 150 ml từ 350 ml máu toàn phần

    150

    233.000

    3

    Huyết tương giàu tiểu cầu 200 ml từ 450 ml máu toàn phần

    200

    254.000

    6. Các chế phẩm khối tiểu cầu:

    STT

    Chế phẩm Khối tiểu cầu theo thể tích

    Thể tích thực  (ml) (±10%)

    Giá tối đa  (đồng)

    1

    Khối tiểu cầu 1 đơn vị (từ 250 ml máu toàn phần)

    40

    141.000

    2

    Khối tiểu cầu 2 đơn vị (từ 500 ml máu toàn phần)

    80

    293.000

    3

    Khối tiểu cầu 3 đơn vị (từ 750 ml máu toàn phần)

    120

    450.000

    4

    Khối tiểu cầu 4 đơn vị (từ 1.000 ml máu toàn phần)

    150

    564.000

    7. Các chế phẩm tủa lạnh:

    STT

    Chế phẩm Tủa lạnh theo thể tích

    Thể tích thực  (ml) (±10%)

    Giá tối đa  (đồng)

    1

    Tủa lạnh thể tích 10 ml (từ 250 ml máu toàn phần)

    10

    79.000

    2

    Tủa lạnh thể tích 50 ml (từ 1.000 ml máu toàn phần)

    50

    362.000

    3

    Tủa lạnh thể tích 100 ml (từ 2.000 ml máu toàn phần)

    100

    644.000

    8. Các khối bạch cầu:

    STT

    Chế phẩm Khối bạch cầu theo thể tích

    Thể tích thực  (ml) (±10%)

    Giá tối đa  (đồng)

    1

    Khối bạch cầu hạt pool (5x109 BC)

    125

    342.000

    2

    Khối bạch cầu hạt pool (10x109 BC)

    250

    684.000

    9. Các chế phẩm có sử dụng dụng cụ, vật tư bổ sung:

    STT

    Chế phẩm theo thể tích

    Thể tích thực  (ml) (±10%)

    Giá tối đa  (đồng)

    1

    Khối tiểu cầu 8 đơn vị (từ 2.000 ml máu toàn phần) (chưa bao gồm túi pool và lọc bạch cầu)

    250

    1.074.000

    2

    Tủa lạnh yếu tố VIII bất hoạt virus (chưa bao gồm kít bất hoạt virus)

    50

    719.000

    3

    Chi phí điều chế Khối bạch cầu hạt gạn tách (chưa bao gồm bộ dụng cụ gạn tách)

    250

    956.000

    4

    Chi phí điều chế Khối tiểu cầu gạn tách (chưa bao gồm bộ dụng cụ gạn tách)

    120

    530.000

    5

    Chi phí điều chế Khối tiểu cầu gạn tách (chưa bao gồm bộ dụng cụ gạn tách)

    250

    956.000

    6

    Chi phí điều chế Khối tiểu cầu gạn tách (chưa bao gồm bộ dụng cụ gạn tách)

    500

    1.130.000

    10. Mức giá tối đa quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này không bao gồm các chi phí sau đây:

    a) Chi phí vận chuyển từ cơ sở có chức năng cung cấp máu đến các đơn vị sử dụng. Trường hợp các cơ sở cung cấp máu thực hiện việc vận chuyển máu đến đơn vị sử dụng thì giá mỗi đơn vị máu và chế phẩm máu được cộng thêm chi phí vận chuyển tối đa 17.000 đồng/01 đơn vị máu (chế phẩm máu);

    b) Chi phí làm xét nghiệm kháng thể bất thường theo lộ trình quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 4 Điều 14 Thông tư số 26/2013/TT-BYT. Trường hợp các cơ sở truyền máu thực hiện xét nghiệm kháng thể bất thường thì giá đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu có thể tích từ 250 ml trở lên và chế phẩm máu gồm khối tiểu cầu gạn tách, khối bạch cầu gạn tách, khối tiểu cầu được cộng tối đa 17.000 đồng/01 đơn vị;

    c) Chi phí làm xét nghiệm NAT theo lộ trình quy định tại điểm b khoản 1 và điểm g khoản 4 Điều 14 Thông tư số 26/2013/TT-BYT. Trường hợp các cơ sở cung cấp máu thực hiện xét nghiệm NAT thì giá đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu có thể tích từ 250 ml trở lên và chế phẩm máu gồm khối tiểu cầu gạn tách, khối bạch cầu gạn tách, khối tiểu cầu được cộng tối đa 210.000 đồng/01 đơn vị;

    d) Chi phí làm các xét nghiệm bắt buộc có điều kiện quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 và các điểm c, i, k khoản 4 Điều 14 Thông tư số 26/2013/TT-BYT. Cơ sở cung cấp máu chỉ thực hiện các xét nghiệm nêu trên khi đáp ứng được các quy định hiện hành về hoạt động truyền máu và có chỉ định của bác sĩ điều trị;

    đ) Chi phí xét nghiệm định nhóm máu, xét nghiệm hòa hợp miễn dịch, xác định và định danh kháng thể bất thường, định nhóm máu tại giường, các dụng cụ thực hiện truyền đơn vị máu, chế phẩm máu cho người bệnh.

    11. Các cơ sở y tế khi thực hiện các xét nghiệm tại các điểm d, đ khoản 10 Điều này được phép thu của người bệnh hoặc thanh toán với quỹ Bảo hiểm y tế theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

    Điều 4. Chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn

    Việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn dựa trên chi phí cho công tác tiếp nhận, sàng lọc máu, thành phần máu và việc điều chế các chế phẩm máu theo nội dung và mức chi như sau:

    1. Chi hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người hiến máu.

    Nội dung chi hỗ trợ, mức chi hỗ trợ cụ thể và sử dụng khoản kinh phí này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 182/2009/TT-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện.

    2. Mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền): 30.000 đồng/người/lần hiến máu. Các cơ sở cung cấp máu có trách nhiệm tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu.

    3. Chi cho người hiến máu lấy tiền:

    a) Chi tiền trực tiếp cho người hiến máu toàn phần:

    - Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng;

    - Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng;

    - Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

    b) Chi tiền trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu:

    - Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng;

    - Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 600.000 đồng;

    - Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.

    4. Chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền:

    a) Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:

    - Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

    - Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;

    - Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

    b) Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:

    - Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng;

    - Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;

    - Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.

    c) Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

    d) Hướng dẫn chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

    Trường hợp chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn bảo đảm nguyên tắc:

    - Tổng mức giá của các dịch vụ phải tương đương với mức chi quà tặng quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;

    - Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn thấp hơn mức chi quà tặng tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này thì đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm chi bổ sung quà tặng bằng hiện vật bảo đảm đủ mức chi quà tặng theo quy định;

    - Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn cao hơn mức chi quà tặng tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này: Đơn vị tiếp nhận máu được thu thêm phần chênh lệch giữa tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn với mức chi quà tặng được nhận đồng thời có trách nhiệm giải thích công khai để người hiến máu hiểu và thực hiện. Trường hợp phần chi phí vượt của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn không quá 10% mức chi quà tặng được nhận thì thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có thể quyết định sử dụng nguồn thu từ hoạt động cung cấp máu, chế phẩm máu để chi và quyết toán theo thẩm quyền.

    - Mức giá của các dịch vụ trong gói quà tặng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp.

    5. Chi phí dụng cụ lấy máu, túi chứa máu bằng chất dẻo, vật tư, văn phòng phẩm, điện, nước phục vụ công tác lấy máu, xét nghiệm và sàng lọc máu, chế phẩm máu.

    6. Chi phí tiền lương theo lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định; Chi phí phụ cấp đặc thù theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

    7. Chi phí thuê xe, mua xăng, dầu khi đi lấy máu tại các điểm lấy máu lưu động theo hóa đơn, hợp đồng thực tế.

    8. Chi phí khám lâm sàng, mua vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm để làm các xét nghiệm bắt buộc quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT.

    9. Chi phí để duy tu bảo dưỡng thường xuyên tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận, sàng lọc và lưu trữ máu, chế phẩm máu.

    10. Chi phí hủy đơn vị máu không đạt tiêu chuẩn.

    11. Chi hỗ trợ công tác tổ chức tư vấn cho người hiến máu tình nguyện tại các cơ sở y tế công lập được giao nhiệm vụ tiếp nhận, sàng lọc máu.

    12. Các khoản chi phí hợp lý và hợp pháp khác phục vụ cho công tác tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất, lưu trữ và phân phối máu, chế phẩm máu.

    Điều 5. Tổ chức thực hiện

    1. Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào quy định tại Thông tư này và tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng, ban hành mức giá cụ thể của từng đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn, mức giá vận chuyển máu từ đơn vị cung cấp máu đến đơn vị sử dụng và các xét nghiệm quy định tại các điểm b, c khoản 10 Điều 3 Thông tư này theo nguyên tắc:

    a) Không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Điều 3 Thông tư này đối với trường hợp thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của các cơ sở y tế công lập, nguồn Quỹ bảo hiểm y tế;

    b) Bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý, có tích lũy và phù hợp với tình hình thị trường đối với trường hợp thanh toán từ các nguồn không quy định tại điểm a khoản này.

    2. Trường hợp cơ sở cung cấp máu thực hiện việc vận chuyển máu đến đơn vị sử dụng và các xét nghiệm quy định tại các điểm b, c khoản 10 Điều 3 Thông tư này thì được cộng giá vận chuyển máu và giá xét nghiệm vào giá của mỗi đơn vị máu và chế phẩm máu để thanh toán với cơ quan Bảo hiểm y tế hoặc thu của người bệnh theo quy định nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.

    Trong trường hợp đặc biệt các đơn vị sử dụng máu tự đi lấy máu, chế phẩm máu để phục vụ kịp thời công tác truyền máu thì được Cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí vận chuyển máu, chế phẩm máu với mức tối đa không vượt 17.000 đồng/01 đơn vị máu hoặc chế phẩm máu. Phần chênh lệch giữa chi phí do đơn vị tự đi lấy máu và mức do Cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán (nếu có), đơn vị sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên để chi và quyết toán.

    3. Các cơ sở y tế phải mở sổ theo dõi tình hình tiếp nhận, sử dụng kinh phí tiếp nhận, sàng lọc, điều chế, lưu trữ, vận chuyển và sử dụng máu, chế phẩm máu và thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật.

    4. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

    Điều 6. Điều khoản tham chiếu

    Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

    Điều 7. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

    2. Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn; Thông tư số 20/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

    Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.

     

    Nơi nhận:
    - Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Phòng Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
    - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - Kiểm toán Nhà nước; Cơ quan TW của các đoàn thể;
    - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    - Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu
    tình nguyện; Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các tỉnh,thành phố trực thuộc TW;
    - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các ngành;
    - Các Vụ, Cục, Tổng Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
    - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
    - Lưu: VT, KH-TC, PC(02b).

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG





    Nguyễn Trường Sơn

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Giá của Quốc hội, số 11/2012/QH13
    Ban hành: 20/06/2012 Hiệu lực: 01/01/2013 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Dược của Quốc hội, số 105/2016/QH13
    Ban hành: 06/04/2016 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 20/06/2017 Hiệu lực: 20/06/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 05/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
    Ban hành: 14/04/2017 Hiệu lực: 01/06/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Thông tư 20/2018/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2017/TT-BYT ngày 14/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
    Ban hành: 30/08/2018 Hiệu lực: 01/11/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    06
    Thông tư 182/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện
    Ban hành: 14/09/2009 Hiệu lực: 29/10/2009 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch
    Ban hành: 28/12/2011 Hiệu lực: 15/02/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 26/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoạt động truyền máu
    Ban hành: 16/09/2013 Hiệu lực: 15/11/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Thông tư 14/2019/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp
    Ban hành: 05/07/2019 Hiệu lực: 20/08/2019 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 17/2020/TT-BYT chi phí xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:17/2020/TT-BYT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:12/11/2020
    Hiệu lực:01/01/2021
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Trường Sơn
    Ngày hết hiệu lực:15/09/2023
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X