hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 26/09/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2019

Hàng loạt chính sách quan trọng trên nhiều lĩnh vực như lao động, giao thông vận tải, y tế - sức khỏe, cán bộ - công chức… sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2019 này.

Lệ phí cấp Căn cước công dân chỉ từ 30.000 đồng/thẻ

Loại lệ phí này được quy định chi tiết tại Thông tư 59/2019/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân do Bộ Tài chính ban hành ngày 30/8/2019 và có hiệu lực từ ngày 16/10/2019.

Cụ thể các mức lệ phí phải nộp khi cấp, cấp lại, đổi thẻ Căn cước công dân như sau:

- Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ.

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ hay khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ.

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định một số trường hợp được miễn hay không phải nộp khoản lệ phí này.

Xem thêm: Thủ tục làm thẻ căn cước công dân mới nhất

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2019

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2019
 

Quy định mới về tốc độ và khoảng cách giữa các xe khi tham gia giao thông

Ngày 29/8/2019, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2019.

Theo đó, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) như sau:

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường 1 chiều có từ 02 làn xe trở lên

Đường 2 chiều; đường 1 chiều có 01 làn xe

Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải ≤ 3,5 tấn

90

80

Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)

80

70

Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, bê tông)

70

60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, bê tông, ô tô xi téc

60

50

Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự

40

Khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ như sau:

Tốc độ lưu hành (km/h)

Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

V= 60

35

60 < v="" ≤="">

55

80 < v="">

70

100 < v="">

100

Xem thêm: 5 lỗi cần tránh khi lái xe trên đường cao tốc nếu không muốn bị phạt nặng
 

Gần 60 phụ gia phẩm màu được dùng trong thực phẩm

Danh sách các phụ gia phẩm màu cũng như các loại phụ gia khác dùng trong thực phẩm được ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 16/10/2019.

Khi sử dụng các loại phụ gia này phải tuyệt đối đảm bảo:

- Chỉ sử dụng những phụ gia được phép sử dụng và sử dụng đúng đối tượng thực phẩm;

- Phụ gia phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo quy định;

- Không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép;

- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia cần thiết để đạt được hiệu quả mong muốn;

- Chỉ sử dụng phụ gia nếu không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không lừa dối người tiêu dùng…

Phụ gia thực phẩm

Phụ gia được phép dùng trong thực phẩm
 

Điều kiện chuyển từ công an nghĩa vụ sang công an chuyên nghiệp

Nội dung này quy định tại Điều 9 Nghị định 70/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/10/2019. Cụ thể:

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 - 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi), hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân. Khi ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ còn lại, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp.

Xem thêm: Chính sách đối với chiến sĩ công an chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân công an
 

Người thuộc huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn

Đây là chính sách tín dụng đến năm 2020 theo Quyết định 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Mức vay tối đa bằng 100% chi phí người lao động phải đóng theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không cần thực hiện các biện pháp bảo đảm.

Tuy nhiên, để được vay vốn, người lao động phải có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo và được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc, cũng như đã ký hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định.

Quyết định được áp dụng từ ngày 25/10/2019.
 

Điều kiện để trở thành bác sĩ gia đình

Thông tư 21/2019/TT-BYT hướng dẫn thí điểm hoạt động y học gia đình sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 tới đây.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư này là điều kiện để trở thành bác sĩ gia đình. Theo đó, bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa, chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và có một trong các điều kiện:

- Có văn bằng bác sĩ nội trú hoặc chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình;

- Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng;

- Có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận, tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 3 tháng.

bác sĩ gia đình

Thí điểm hoạt động y học gia đình
 

Phạt đến 5 triệu đồng nếu vận chuyển thuốc diệt côn trùng chung với thực phẩm

Các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp theo Nghị định 71/2019/NĐ-CP sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 15/10/2019.

Với những hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn sẽ bị phạt tiền từ 01 - 05 triệu đồng nếu:

- Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển hóa chất, chế phẩm của phương tiện vận chuyển;

- Không đảm bảo yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa hoặc công-ten-nơ trong quá trình vận chuyển;

- Vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chung với lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thuốc chữa bệnh và các hàng hóa vật tư tiêu dùng khác.
 

7 trường hợp tổ chức tín dụng phải chịu kiểm soát đặc biệt

Thông tư 11/2019/TT-NHNN nêu rõ những trường hợp tổ chức tín dụng phải chịu kiểm soát đặc biệt. Đó là khi tổ chức tín dụng (không phải là quỹ tín dụng nhân dân):

- Có nguy cơ mất khả năng chi trả: Thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả trong 03 tháng liên tục.

- Mất khả năng chi trả: Không có khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ trong 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán chưa xử lý được so với tổng nợ và nợ xấu đã bán chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 01 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.

- Có nguy cơ mất khả năng thanh toán: Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 thấp hơn 4% trong 06 tháng liên tục và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán chưa xử lý được so với tổng nợ và nợ xấu đã bán chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 06 tháng liên tục mà tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 thấp hơn 4%.

- Mất khả năng thanh toán: Không có khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ trong 03 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.

- Số lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn trong 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong 06 tháng liên tục.

- Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X