hieuluat

Quyết định 1329/2002/QÐ-BYT ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Theo văn bản
    Số hiệu: 1329/2002/QÐ-BYT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Văn Thưởng
    Ngày ban hành: 18/04/2002 Hết hiệu lực: 01/12/2009
    Áp dụng: 03/05/2002 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Tài nguyên-Môi trường
  • BỘ Y TẾ

     

    Số: 1329/2002/QÐ-BYT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2002

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    Về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống

     

     

    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

     

     

    - Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

    - Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế.

    - Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

     

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

     

    Ðiều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống.

    Ðiều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Những tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và sinh hoạt về phương diện vật lý và hoá học và Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và sinh hoạt về mặt vi khuẩn và sinh vật qui định tại Quyết định số 505BYT/QÐ ngày 13/4/1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Một số tiêu chuẩn tạm thời về vệ sinh.

    Ðiều 3: Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Quyết định này.

    Ðiều 4: Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    Nguyễn Văn Thưởng

     

     

     

    TIÊU CHUẨN VỆ SINH NƯỚC ĂN UỐNG

     

    A. Giải thích thuật ngữ:

    Nước ăn uống dùng trong tiêu chuẩn này là nước dùng cho ăn uống, chế biến thực phẩm, nước từ các nhà máy nước ở khu vực đô thị cấp cho ăn uống và sinh hoạt.

    Chỉ tiêu cảm quan là những chỉ tiêu ảnh hưởng đến tính chất cảm quan của nước, khi vượt quá ngưỡng giới hạn gây khó chịu cho người sử dụng nước.

    B. Phạm vi điều chỉnh:

    Nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, nước cấp theo hệ thống đường ống từ các nhà máy nước ở khu vực đô thị, nước cấp theo hệ thống đường ống từ các trạm cấp nước tập trung cho 500 người trở lên.

    C. Ðối tượng áp dụng:

    Các nhà máy nước, cơ sở cấp nước cho ăn uống sinh hoạt, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

    Khuyến khích các trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ cho dưới 500 người và các nguồn cấp nước sinh hoạt đơn lẻ áp dụng tiêu chuẩn này.

    D. Bảng tiêu chuẩn:

     

    Số thứ tự

    Tên chỉ tiêu

    Ðơn vị tính

    Giới hạn tối đa

    Phương pháp thử

    Mức độ giám sát

    I

    Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ

    1.

    Màu sắc (a)

    TCU

    15

    TCVN 6185-1996

    (ISO 7887-1985)

     

    A

    2.

    Mùi vị (a)

     

    Không có  mùi, vị lạ

    Cảm quan

     

    A

    3.

    Ðộ đục (a)

    NTU

    2

    (ISO 7027-1990)

    TCVN 6184-1996

    A

    4.

    pH (a)

     

    6,5 - 8,5

    AOAC hoặc SMEWW

    A

    5.

    Ðộ cứng (a)

    mg/l

    300

    TCVN 6224-1996

    A

    6.

    Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (a)

    mg/l

    1000

    TCVN 6053-1995

    (ISO 9696-1992)

    B

    7.

    Hàm lượng nhôm (a)

    mg/l

    0,2

    ISO 12020-1997

    B

    8.

    Hàm lượng Amoni, tính theo NH4+ (a)

    mg/l

    1,5

    TCVN 5988-1995

    (ISO 5664-1984)

    B

    9.

    Hàm lượng Antimon

    mg/l

    0,005

    AOAC hoặc SMEWW

    C

    10.

    Hàm lượng Asen

    mg/l

    0,01

    TCVN 6182-1996

    (ISO 6595-1982)

    B

    11.

    Hàm lượng Bari

    mg/l

    0,7

    AOAC hoặc SMEWW

    C

    12.

    Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boric

     

    mg/l

    0,3

    ISO 9390-1990

     

    C

    13.

    Hàm lượng Cadimi

    mg/l

    0,003

    TCVN6197-1996

    (ISO 5961-1994)

    C

    14.

    Hàm lượng Clorua (a)

    mg/l

    250

    TCVN6194-1996

    (ISO 9297-1989)

    A

    15.

    Hàm lượng Crom

    mg/l

    0,05

    TCVN 6222-1996

    (ISO 9174-1990)

    C

    16.

    Hàm lượng Ðồng (Cu) (a)

    mg/l

    2

    (ISO 8288 - 1986)

    TCVN 6193-1996

    C

    17.

    Hàm lượng Xianua

    mg/l

    0,07

    TCVN 6181-1996

    (ISO 6703/1-1984)

    C

    18.

    Hàm lượng Florua

    mg/l

    0,7 - 1,5

    TCVN 6195-1996

    (ISO 10359/1-1992)

    B

    19.

    Hàm lượng Hydro sunfua (a)

    mg/l

    0,05

    ISO 10530-1992

    B

    20.

    Hàm lượng Sắt (a)

    mg/l

    0,5

    TCVN 6177-1996

    (ISO 6332-1988)

    A

    21.

    Hàm lượng Chì

    mg/l

    0,01

    TCVN 6193-1996

    (ISO 8286-1986)

    B

    22.

    Hàm lượng Mangan

    mg/l

    0,5

    TCVN 6002-1995

    (ISO 6333-1986)

     

    A

    23.

    Hàm lượng Thuỷ ngân.

    mg/l

    0,001

    TCVN 5991-1995

    (ISO 5666/1-1983 ¸ ISO 5666/3-983)

     

    B

    24.

    Hàm lượng Molybden 

    mg/l

    0,07

    AOAC hoặc SMEWW

    C

    25.

    Hàm lượng Niken

    mg/l

    0,02

    TCVN 6180-1996

    (ISO 8288-1986)

     

    C

    26.

    Hàm lượng Nitrat

    mg/l

    50 (b)

    TCVN 6180-1996

    (ISO 7890-1988)

     

    A

    27.

    Hàm lượng Nitrit

    mg/l

    3 (b)

    TCVN 6178-1996

    (ISO 6777-1984)

    A

    28.

    Hàm lượng Selen

    mg/l

    0,01

    TCVN 6183-1996

    (ISO 9964-1-1993)

    C

    29.

    Hàm lượng Natri

    mg/l

    200

    TCVN 6196-1996

    (ISO 9964/1-1993)

    B

    30.

    Hàm lượng Sunphát (a)

    mg/l

    250

    TCVN 6200-1996

    (ISO9280-1990)

    A

    31.

    Hàm lượng kẽm (a)

    mg/l

    3

    TCVN 6193-1996

    (ISO 8288-1989)

    C

    32.

    Ðộ ô xy hoá

    mg/l

    2

    Chuẩn độ bằng KMnO4

    A

    Giải thích:

    1. A: Bao gồm những chỉ tiêu sẽ được kiểm tra thường xuyên, có tần suất kiểm tra 1 tuần (đối với nhà máy nước) hoặc một tháng (đối với cơ quan Y tế cấp tỉnh, huyện). Những chỉ tiêu này là những chỉ tiêu chịu sự biến động của thời tiết và các cơ quan cấp nước cũng như các trung tâm YTDP tỉnh thành phố làm được. Việc giám sát chất lượng nước theo các chỉ tiêu này giúp cho việc theo dõi quá trình xử lý nước của trạm cấp nước để có biện pháp khắc phục kịp thời.

    2. B: bao gồm các chỉ tiêu cần có trang thiết bị khá đắt tiền và ít biến động theo thời tiết hơn. Tuy nhiên đây là những chỉ tiêu rất cơ bản để đánh giá chất lượng nước. Các chỉ tiêu này cần được kiểm tra trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng và thường kỳ mỗi năm một lần (hoặc khi có yêu cầu đặc biệt) đồng thời với 1 đợt kiểm tra các chỉ tiêu theo chế độ A bởi cơ quan y tế địa phương hoặc khu vực.

    3. C: đây là những chỉ tiêu cần có trang thiết bị hiện đại đắt tiền, chỉ có thể xét nghiệm được bởi các Viện Trung ương, Viện Khu vực hoặc một số trung tâm YTDP tỉnh thành phố. Các chỉ tiêu này nên kiểm tra hai năm một lần (nếu có điều kiện) hoặc khi có yêu cầu đặc biệt bởi cơ quan y tế Trung ương hoặc khu vực.

    4. AOAC: Viết tắt của Association of Official Analytical Chemists (Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống).

    SMEWW: Viết tắt của Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water (Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải) của Cơ quan Y tế Công cộng Hoa kỳ xuất bản.

    Do Việt Nam chưa xây dựng được phương pháp xét nghiệm cho các chỉ tiêu này do đó đề nghị các phòng xét nghiệm nước sử dụng các phương pháp của các tổ chức này.

    (a) Chỉ tiêu cảm quan.

    (b)  Khi có mặt cả hai chất Nitrit và Nitrat trong nước ăn uống thì tổng tỉ lệ nồng độ của mỗi chất so với giới hạn tối đa của chúng không lớn hơn 1 (Xem công thức sau).

    Cnitrat /GHTÐ nitrat  +  Cnitrit/GHTÐnitrit <  1

    C:         nồng độ đo được

    GHTÐ:  giới hạn tối đa theo theo quy định trong tiêu chuẩn này

     

    E. Tần suất và vị trí lấy mẫu

     

    Chế độ kiểm tra

    Tần suất lấy mẫu

    Vị trí lấy mẫu

    A

    - 2 mẫu/ tháng/5.000 dân.

     

    - Trên 100 000 dân: 1 mẫu/ 100 000 dân + 10 mẫu bổ sung

    - - 1 mẫu tại bể chứa sau xử lý và 1 mẫu tại vòi sử dụng.

    - 1 mẫu tại bể chứa sau xử lý và số mẫu còn lại tại vòi sử dụng chia theo các nhánh cấp nước.

    B

    - 1 mẫu khi bắt đầu đưa nguồn nước vào sử dụng

    -  2 mẫu/năm/5.000 dân

     

    - Trên 100 000 dân: 1 mẫu/ 100 000 dân + 10 mẫu bổ sung

    - Tại nguồn nước

     

    - 1 mẫu tại bể chứa sau xử lý và 1 mẫu tại vòi sử dụng.

    - 1 mẫu tại bể chứa sau xử lý và số mẫu còn lại tại vòi sử dụng chia theo các nhánh cấp nước.

    C

    Khi có yêu cầu

    Theo yêu cầu

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 1329/2002/QÐ-BYT ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
    Số hiệu: 1329/2002/QÐ-BYT
    Loại văn bản: Quyết định
    Ngày ban hành: 18/04/2002
    Hiệu lực: 03/05/2002
    Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Theo văn bản
    Người ký: Nguyễn Văn Thưởng
    Ngày hết hiệu lực: 01/12/2009
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X